Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những loại cây dại bỗng thành đặc sản, dân phố đua nhau săn lùng

Thù lù (tầm bóp), bèo tây, sài đất, rau dừa nước, rau bệu,... vốn là những loại cây dại nay lại thành đặc sản khoái khẩu. Thậm chí có loại được bày bán trong siêu thị có giá lên tới gần nửa triệu đồng 1 kg.

Thù lù (tầm bóp)

Thù lù (tầm bóp) một loại cây mọc dại nhưng thời gian gần đây lại được bán tại nhiều siêu thị với giá rất cao từ 300 - 400 nghìn đồng 1 kg.

Theo lương y bùi hồng minh, phó chủ tịch hội đông y ba đình chia sẻ trên zing, cây thù lù còn có tên gọi khác là cây tầm bóp là một loại cây mọc dại ở nhiều nơi. việc dùng quả, thân, lá cây tầm bóp chữa bệnh chủ yếu là theo kinh nghiệm dân gian ở từng địa phương.

Vị lương y này cũng khuyến cáo thêm, người dân khi sử dụng tầm bóp cần phải phân biệt với cây thù lù đực hay còn gọi là lu lu. vì loại thù lù đực có độc nhưng có đặc điểm gần giống với cây tầm bóp (thù lù).

Thù lù đực và cây thù lù (tầm bóp) có chung tên gọi cho nên nhiều người dễ bị nhầm lẫn và nghĩ nó là một. tầm bóp có thân cây to hơn, mập hơn thù lù đực. quả của cây thù lù đực hình cầu màu đen lộ ra ngoài, quả của cây bóp ẩn bên trong một lớp màng mỏng như cái lồng đèn.

Cây thù lù đực mọc dại khắp nơi: ruộng, vườn, hai bên đường. người ta dùng toàn cây hay chỉ hái lá dùng làm thu*c và thường dùng tươi.

Một số nước châu Âu, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín và phải đổ bỏ 2-3 nước đầu đi. Tuy nhiên quả của loại cây này không ăn được vì có độc.

Rau dệu

Đây là loại rau có hoa thuộc họ dền, mọc quanh năm tại các bãi sông, bờ ao, ruộng nước, ven đường, vùng đất ẩm.cLá rau có màu xanh đậm, hoa trắng.

Rau dệu nấu canh cua đồng. Nguồn 2sao.

Rau dệu chứa lượng protein cao nên là nguồn bổ sung đạm, chất xơ và vitamin cho bữa ăn hàng ngày.

Với người miền Tây, rau dệu ngoài luộc, còn có thể kết hợp nấu canh với tép rất thơm ngon và thanh mát.

Sài đất

Đây là loại cây trước đây mọc hoang nhiều tại các bờ ao, chân ruộng, nay được nhiều người dân trồng thành vườn bán ra chợ như đối với các loại rau thơm khác và thu hút được nhiều người mua.

Rau sài đất có vị chát nhẹ, hơi chua chua, hăng hăng nếu chưa quen sẽ cảm thấy khó ăn, nhưng khi đã quen thì lại “nghiền”.

Nhiều người dân thêm loại rau này vào mâm cơm và coi rau sài đất như môt loại gia vị ngon có khả năng giảm nhiệt, làm mát cơ thể để phòng sôm sảy và mụn nhọt rất hiệu quả.

Theo đông y, sài đất vị ngọt, hơi chua, tính mát vì vậy cây có rất nhiều công dụng chữa bệnh như: tiêu độc, giải độc gan chữa viêm tấy ngoài da, mụn nhọt, xơ gan, bắp chuối, sưng vú, rôm sảy, chốc đầu, đau mắt, chữa cảm sốt, phòng biến chứng bệnh sởi…

Một vùng đất yên thành (nghệ an) còn đã ưu tiên một diện tích đất khá rộng trong vườn để trồng sài đất để dùng và bán, coi đây là loại cây gia vị quý.

Rau dừa nước

Loại rau này thường sống ở đầm nước hoặc trên cánh đồng lúa, ao sông. Ngọn và lá rau có thể ăn sống cho mát, có thể luộc hay nấu canh.

Cây bèo tây (lục bình)

Cây lục bình được người miền Bắc gọi là bèo tây. Chúng dễ sống và mọc dại ở các ao, đầm… Với người dân miền Bắc, đây chỉ là loài cây làm thức ăn cho động vật như lợn, gà, vịt hay để lọc sạch nước.

Ở khu vực Nam Bộ, loài cây này lại được chế biến thành những món ăn ngon đến không ngờ.

Theo người dân Nam Bộ, lục bình là loại rau sạch, chứa nhiều acid amin, giàu vitamin và các loại khoáng vi lượng khác.

Những cây lục bình có thể chế biến thành rất nhiều món: cọng non để ăn sống, nhúng lẩu, xào tỏi như rau muống; ngó để làm nộm, gỏi, dưa chua, xào thịt; hoa cũng có thể dùng để luộc, nấu canh…

Thậm chí, tại nhiều nhà hàng, những món ăn từ lục bình cũng đắt tiền không kém nhiều loại rau khác.

Theo Phạm Hiền/GD&TĐ

Link bài gốc Lấy link

https://giaoducthoidai.vn/gia-dinh/nhung-loai-cay-dai-bong-thanh-dac-san-dan-pho-dua-nhau-san-lung-d6MgoZlGg.html

Theo Phạm Hiền/GD&TĐ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-loai-cay-dai-bong-thanh-dac-san-dan-pho-dua-nhau-san-lung/20220106083720088)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nếu có ai bất chợt hỏi, món ăn nào là đặc trưng của Hà Nội, tôi tin rằng nhiều người chẳng thể trả lời được. Hà Nội luôn thay đổi giữa cái cũ và cái mới...
  • Trưa mùng 5 Tết, tự nhiên Thái Thanh Bình, Bí thư thị xã Ayun Pa gọi, tưởng ông này đang trên Pleiku gọi nhậu vì tuy làm Bí thư Ayun Pa nhưng nhà ông này ở Pleiku, nhưng không, y bảo, em đang dưới làng, thấy bà con đang đánh cá sông Ba, em mua một ít gửi anh ăn... sau Tết cho đỡ ngán.
  • Nói tới món lươn thì không đâu nổi tiếng bằng Nghệ An. Miến lươn Nghệ An nổi tiếng vì vị ngon ngọt đậm đà của nước dùng và đặc biệt là cách chế biến lươn khác biệt.
  • Bỏng là tổn thương do nhiệt, hóa chất, điện năng, bức xạ, chủ yếu ở da, hoặc sâu tới cơ, gân, xương, khớp...
  • Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut Dengue gây ra, truyền từ người sang người qua muỗi đốt, rất dễ thành dịch
  • Dừa nước là cây thảo mọc bò, nổi trên mặt nước nhờ có phao xốp màu trắng. Thân mềm, xốp có rễ ở các mấu. Lá hình bầu dục, mọc so le. Hoa trắng, có cuống dài, mọc ở nách lá.
  • Giá thu mua tại vườn chỉ 2.000 đồng nhưng giá bán hồng giòn, hồng trứng Đà Lạt tại Hà Nội có lúc đã lên tới 55.000 đồng/kg, cao gấp hơn 20 lần.
  • Món nấm mối tự nhiên giá bạc triệu ở khu vực Tây Nguyên được nhiều người ưa chuộng đã được trồng bằng cách ủ vào mùn cưa rồi bơm chất kích thích.
  • Sài đất 20g, bồ công anh 20g, kim ngân 20g, thổ phục linh 16g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Hoặc sâm đại hành 20g, ké đầu ngựa 12g, đơn đỏ 12g, bạch chỉ 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Rau dừa nước còn có tên thủy long, là loại cây mọc bò ở ao hồ đầm lầy, có nơi người ta dùng ngọn và lá rau ăn sống cho mát.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY