Khoa học hôm nay

Những loài động vật lười biếng nhất thế giới

Dưới đây là những loài động vật lười biếng nhất thế giới khi chúng dành phần lớn thời gian của mình chỉ để ăn và ngủ.

Gấu Koala chỉ thức khoảng 2 - 6 tiếng/ngày và chúng dành khoảng thời gian ít ỏi ấy để ăn trước khi lại chìm vào giấc ngủ.

Bữa ăn của gấu koala chủ yếu là lá cây khuynh diệp, vốn chứa nhiều độc tố và chất xơ cần nhiều năng lượng để tiêu hóa.

Hầu hết cá mập đều phải chuyển động liên tục bởi hệ hô hấp của chúng cần sự chuyển động nhưng cá mập miệng bản lề (hay Nurse shark) thì không như vậy. Được gọi với cái tên là "củ khoai tây dài của biển", loài cá mập này có thể bơm nước qua mang của chúng mà không cần di chuyển, giúp cho chúng có thể thư thái ở dưới đáy biển trong phần lớn thời gian.

Điều đó cũng tức là cá mập miệng bản lề không cần nhiều thời gian để duy trì cho lối sống lười biếng của nó. do vậy, loài cá mập này dành gần như cả ngày để ngủ và ban đêm để đi săn cá, động vật thân mềm và giáp xác, nhưng nó chỉ cần há miệng để nuốt con mồi thay vì một cuộc đi săn thực sự.

Gấu trúc là "bậc thầy" của sự lười biếng trong tự nhiên. chúng ngủ khoảng 10 - 12 tiếng/ngày. tuy nhiên, điều gì khiến chúng lúc nào cũng trông mệt mỏi như vậy? lý do là do thức ăn ưa thích của chúng không có nhiều dinh dưỡng và khiến chúng ngủ lịm đi.

Trong khi dành phần lớn thời gian để ngủ thì khi tỉnh giấc, gấu trúc lại dành hầu hết thời gian của nó để ăn tre trúc, vốn có hàm lượng dinh dưỡng rất ít. vì thế, gấu trúc phải ăn tới 20kg tre trúc 1 ngày để có đủ năng lượng.

Thú lông nhím (echidna) di chuyển rất chậm chạp và ngủ khoảng 12 tiếng/ngày. là loài động vật có vú nhưng chúng có thân nhiệt thấp và không thể đổ mồ hôi.

Chính vì thế, thú lông nhím không thích nhiệt độ cao nhưng chúng lại "mắc kẹt" trong nắng nóng ở những vùng khí hậu nóng của australia. thú lông nhím thường linh hoạt hơn vào ban đêm và dành cả ngày ngủ để tránh ánh nắng mặt trời.

Những con trăn thực sự là một trong những loài bò sát lười biếng nhất. chúng ngủ tới 18 tiếng/ngày.

Trăn ngủ nhiều bởi chúng chỉ ăn 1 lần/tuần và chúng cần một lượng lớn năng lượng để tiêu hóa con mồi mà chúng nuốt chửng. việc lột da cũng khiến những con trăn tiêu hao nhiều năng lượng nên để chuẩn bị cho điều đó, chúng cần ngủ suốt 1 tuần.

Hà mã ngủ từ 16 - 20 tiếng/ngày. Chúng thực sự có thể ngủ cả dưới nước và trên mặt đất. Chúng có thể nổi trên mặt nước và thở trong khi đang ngủ.

Chồn opossum cũng là một loài động vật thích ngủ khi chúng có thể ngủ từ 18 - 20 tiếng/ngày.

Đúng như cái tên, những con lười vô cùng lười biếng khi nó ngủ tới 20 tiếng/ngày và di chuyển vô cùng chậm chạp.

Chúng sống trong những khu rừng nhiệt đới của Nam Mỹ, dành phần lớn thời gian để di chuyển từ cành cây này sang cành cây khác và chỉ di chuyển khi cần thiết. Tuy nhiên, những con lười dường như khá hạnh phúc với điều đó.

Những con vượn cáo đuôi vòng rất nhỏ bé nhưng chúng ngủ tới 16 tiếng/ngày và dành phần thời gian thức để ở một mình và ăn.

Những con vượn cáo đuôi vòng không phải loài vật lười biếng nhất nhưng chúng đáng yêu nhất khi trở nên lười biếng. khi đến lúc cần phải ngủ, những con vượn cáo đuôi vòng sẽ cuộn tròn và ôm lấy nhau ngủ.

Sư tử cũng là một loài động vật lười biếng khi chúng ngủ từ 18 - 20 tiếng/ngày bởi môi trường sống nắng nóng và việc săn mồi cần nhiều năng lượng.

Theo Kiều Anh/VOV

Link bài gốc Lấy link

https://vov.vn/the-gioi/cuoc-song-do-day/nhung-loai-dong-vat-luoi-bieng-nhat-the-gioi-878729.vov

Theo Kiều Anh/VOV

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/nhung-loai-dong-vat-luoi-bieng-nhat-the-gioi/20210830034901002)

Tin cùng nội dung

  • Tháng 8 này chuyện tình yêu, sức khoẻ, công việc của bạn sẽ có nhiều điều thú vị kể cả bạn đang độc thân hay đã có người yêu đấy nhé.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY