Khoa học hôm nay

Những loài động vật nào tồn tại lâu nhất trên Trái đất?

Những loài động vật nào tồn tại lâu nhất trên Trái đất?
Tôm nòng nọc được cho là loài đã kề vai sát cánh với khủng long

Vào tháng 11.2010, tổ chức kỷ lục thế giới guinness trao danh hiệu “sinh vật sống lâu đời nhất” cho tôm nòng nọc (triops cancriformis). các hóa thạch cho thấy loài giáp xác giống tôm này đã tồn tại từ kỷ tam điệp (cách đây 201,3 - 251,9 triệu năm).

Tôm nòng nọc có cơ thể giống như những chiếc thuổng, dễ dàng đào đáy các vũng nước tạm thời mà chúng sinh sống. Cấu tạo cơ thể này hiệu quả đến mức chúng giữ nguyên trong hàng trăm triệu năm. Dù vậy, nghiên cứu ADN công bố từ năm 2010 hé lộ tôm nòng nọc chưa bao giờ ngừng tiến hóa bên dưới lớp vỏ của chúng, tạo ra khác biệt giữa các loài mà mắt người không thể phát hiện.

Theo một nghiên cứu năm 2013 công bố trên tạp chí peerj, tôm nòng nọc t. cancriformis chỉ đơn thuần là hậu duệ của tổ tiên của nó ở kỷ tam điệp và thực sự không quá 25 triệu năm tuổi. theo một nghiên cứu khác vào năm 2012 trên tạp chí plos one, chúng có thể mới 2,6 triệu năm tuổi.

Có một số loài còn sống ngày nay, giống như tôm nòng nọc, dường như không thay đổi trong nhiều triệu năm. nổi tiếng nhất trong số những loài “hóa thạch sống” này là một nhóm cá biển sâu có tên là cá vây tay. các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện ra hóa thạch cá vây tay vào những năm 1800 và cho rằng chúng đã tuyệt chủng vào cuối kỷ phấn trắng cách đây 66 triệu năm. nhưng sau đó, vào năm 1938, những người đánh cá đã bắt được một con cá vây tay còn sống ngoài khơi bờ biển nam phi. ước tính loài cá cổ đại này có niên đại hơn 400 triệu năm.

Các loài cá vây tay sống trong đại dương ngày nay không giống với các cá vây tay đã hóa thạch - loài thực sự đã tuyệt chủng. Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tạp chí Marine Biology hé lộ các loài còn sống xuất hiện trong vòng 20 - 30 triệu năm qua. Điều tương tự cũng đúng với con sam đã tồn tại khoảng 480 triệu năm.

Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Molecular Phylogenetic and Evolution phát hiện ra rằng nhóm sam châu Á sống lâu đời nhất được gọi là Tachypleus. Chúng chỉ mới xuất hiện khoảng 25 triệu năm trước mặc dù có hình dáng trông giống như hóa thạch hàng trăm triệu năm tuổi.

Các nhà sinh vật học vẫn chưa hoàn thành việc giải mã lịch sử tiến hóa của tất cả các loài động vật sống và chưa có câu trả lời chính xác cho bí ẩn này. tuy nhiên, tôm nòng nọc, cá vây tay và con sam đều cho chúng ta biết rằng ngay cả những sinh vật có vẻ ổn định nhất cũng luôn thay đổi.

“Tôi không nghĩ có bằng chứng cho thấy bất kỳ loài đơn lẻ nào đã tồn tại hơn vài triệu năm”, Africa Gómez, nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học Hull và là tác giả chính của nghiên cứu về tôm nòng nọc năm 2013, nói với Live Science.

Các nghiên cứu về hồ sơ hóa thạch cho thấy các loài thường tồn tại từ 500.000 năm đến 3 triệu năm trước khi chúng bị tuyệt chủng hoặc bị thay thế bởi một thế hệ con cháu, theo một bài báo trên tạp chí American Scientist.

Ví dụ, dna của sinh vật có thể đột biến và những đột biến này có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. hai loài giống nhau về mặt di truyền cũng có thể giao phối, dẫn đến một loài lai mới phát triển mạnh mẽ. việc cạnh tranh giữa động vật cũng vậy và điều này buộc các loài phải tiến hóa. động vật ăn thịt cạnh tranh với con mồi hoặc động vật chia sẻ cùng một không gian cạnh tranh thức ăn và tài nguyên với nhau.

“hơn nữa, các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của động vật. giả sử một loài vật thích nghi tốt với một loại môi trường sống cụ thể, khi khí hậu thay đổi đáng kể, nếu nó không thể di cư đến một nơi khác có cùng loại môi trường sống, nó sẽ tuyệt chủng”, scott lidgard, người phụ trách hóa thạch động vật không xương sống tại bảo tàng field ở chicago, nhận định.

Bởi vì sự thay đổi là không đổi, gómez không coi bất kỳ loài động vật nào là “hóa thạch sống” vì thuật ngữ này tạo ấn tượng rằng động vật ngừng tiến hóa. thay vào đó, lidgard lập luận rằng “hóa thạch sống” có thể được sử dụng như một thuật ngữ chung để nghiên cứu các sinh vật có các thuộc tính nhất định, chẳng hạn như tốc độ thay đổi tiến hóa chậm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/nhung-loai-dong-vat-nao-ton-tai-lau-nhat-tren-trai-dat-190832.html)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY