Theo bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, sau khi tiêm vắc xin COVID-19, chúng ta có thể gặp phải những phản ứng thông thường như sưng, đau tại vị trí tiêm. Bạn cần lưu ý tuyệt đối không dùng các loại Thuốc đắp từ thảo dược, lá cây hay Thuốc mỡ không rõ loại để bôi đắp lên chỗ sưng đau ở vị trí tiêm.
Nếu người được tiêm vắc xin covid-19 đang dùng toa Thuốc điều trị các bệnh lý mãn tính thì không được tự ý ngừng Thuốc hay thay đổi Thuốc vì có thể làm thay đổi tình trạng ổn định của bệnh. bác sĩ sẽ xem xét toa Thuốc để điều chỉnh phù hợp cho từng bệnh nhân.
Bác sĩ minh lưu ý rằng không dùng Thuốc hóa trị hay xạ trị, Thuốc ức chế miễn dịch trong 14 ngày sau tiêm vắc xin covid-19 vì có thể làm giảm hiệu lực của vắc xin.
Sau tiêm vắc xin COVID-19, chúng ta có thể sử dụng Thuốc giảm đau, hạ sốt nếu gặp những triệu chứng như sốt trên 38,5 độ C, đau đầu, nhức mỏi cơ toàn thân hoặc tại chỗ tiêm có dấu hiệu sưng đỏ, cánh tay được tiêm bị đau nhức.
Cụ thể là Thuốc Acetaminophen 500mg x 3 lần (uống)/ngày. Tên gọi thông thường có thể là một trong các biệt dược sau: Paracetamol, Panadol, Efferalgan, Tylenol, Hapacol...
Bác sĩ minh lưu ý rằng Thuốc này sử dụng an toàn để giảm các triệu chứng khó chịu thông thường nêu trên sau tiêm vắc xin covid-19 với cả phụ nữ đang cho con bú hoặc mang thai. người có suy chức năng gan và thận nặng cần được bác sĩ tư vấn nếu định uống acetaminophen.
Nếu người được tiêm vắc xin covid-19 không giảm sưng đau tại chỗ tiêm và nhức mỏi người sau 2 - 3 ngày dùng Thuốc acetaminophen, từng có tiền sử phản ứng quá mẫn với acetaminophen hoặc có bệnh lý thiếu hụt men glucose-6- phosphat dehydrogenase (g6pd) thì có thể Thuốc ibuprofen 400mg x 3 lần (uống)/ngày để thay thế.
Tuy vậy, bác sĩ minh lưu ý rằng phụ nữ đang mang thai sau khi tiêm vắc xin covid-19 không nên sử dụng ibuprofen, còn bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý tim mạch mạn tính, rối loạn đông cầm máu, loét dạ dày tá tràng, cần được bác sĩ tư vấn nếu định uống Thuốc này.
Với một số người có triệu chứng dị ứng ở da như ngứa, nổi mẩn, phát ban sau tiêm vắc xin COVID-19, nếu loại trừ các dấu hiệu nghi ngờ phản ứng phản vệ nặng, bác sĩ có thể chỉ định các Thuốc uống nhóm anti-histamin.
Muốn giảm các triệu chứng mệt mỏi, uể oải, chán ăn sau tiêm vắc xin COVID-19, bạn có thể uống bổ sung thêm các viên sủi chứa vitamin và điện giải như Upsa C 1g, Berocca, Re-Energize bằng cách uống 1 viên mỗi ngày sau ăn sáng hoặc ăn trưa.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM hướng dẫn 5 điều nên thực hiện trước và sau tiêm vắc xin COVID-19 gồm:
Đây là điều quan trọng, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tối đa.
Sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A.
Nên ăn đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.
Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh... và chia nhỏ bữa ăn.
Sau tiêm, cơ thể mệt mỏi do tác dụng phụ, nên nghỉ ngơi, có thể tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ chậm...
Nhịn đói trước tiêm có thể gây chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt nếu bạn là người sợ kim tiêm.
Rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vắc xin.
Caffein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.
Thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng, chứa nhiều chất béo bão hoà làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại sức khỏe.
Chuyên gia khuyến cáo không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng.
Trong quyết định 3588 về việc hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng covid-19 ban hành ngày 26.7, bộ y tế lưu ý người được tiêm vắc xin sau khi tiêm cần thiết luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm. ngoài ra, không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng.
Theo các chuyên gia, rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vắc xin.
Không uống nhiều thực phẩm chứa caffein (trà, cà phê, nước tăng lực...) trước khi tiêm bởi caffein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.
Người đi tiêm cũng cần bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ bởi sau tiêm cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước, nên uống nước từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A.
Nên ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm, đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.
Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh... và chia nhỏ bữa ăn.
Bs phạm quang thái, viện vệ sinh dịch tễ trung ương, lưu ý người tiêm vắc xin covid-19 xong cần nghỉ ngơi hợp lý, không nằm suốt ngày, không nên vận động mạnh, ăn uống đầy đủ.
"Không vì khó chịu chán ăn mà bỏ bữa, ăn đủ chất, uống đủ nước để hạn chế tình trạng sốt và nhanh trải qua vấn đề đang gặp hơn. Nên ăn hoa quả, bổ sung vitamin", BS Thái khuyến cáo.