Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Những lưu ý khi điều trị lao phổi?

Em bị lao phổi đang trong thời gian điều trị tấn công ở BV. Xin hỏi Mangyte, trong quá trình điều trị em cần kiêng những gì?

Chào bác sĩ,Em bị lao phổi đang trong thời gian điều trị tấn công ở BV. Em có một số thắc mắc, mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ.

1. Trong quá trình điều trị em cần kiêng những gì và chú ý những gì (ăn uống, nghỉ ngơi, vận động,...)?

2. Trong quá trình mới bắt đầu điều trị thì có hiện tượng mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt, tay chân có cảm giác hơi tê, vùng xung quanh môi cũng hơi tê, có cảm giác da mặt căng ra. Liệu có vấn đề gì không ạ?

3. Có phải trong quá trình 2 tháng điều trị tấn công chính là thời điểm virut lao mạnh nhất và có nguy cơ lây lan cao không? Làm cách nào để ngăn chặn và hạn chế virut lao lây lan?

4. Em bị cả viên gan B và sỏi thận, 2 bệnh này có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng gì đến quá trình điều trị không ạ?Mong bác sĩ hồi đáp.

Em xin chân thành cám ơn!Hiện tại em đang dùng Thu*c turbezid 4viên/ngày và tiêm Thu*c Streptomycin và một số Thu*c khác mà bác sĩ cho.(Đức Anh - Thanh Hóa)

ChàoĐức Anh,

Vớicác thắc mắc của em trong thư, AloBacsi xin giải đáp như sau:

1.Bệnh chỉ xuất hiện khi có đủ hai điều kiện: sức đề kháng của cơ thểgiảm sút và bệnh nhân tiếp xúc với nguồn lây là những người bệnh lao mang nhiềuvi trùng (trong chuyên môn còn gọi là AFB( ))

Khivi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể chúng ta ( chủ yếu qua đường hô hấp) – hiệntượng này gọi là cơ thể bị “nhiễm Lao”. Trong trường hợp sức đề kháng của cơ thểsuy giảm, thường gặp trong các trường hợp như: mắc các bệnh làm suy giảm hệmiễn dịch (nhiễm HIV/AIDS, tiểu đường…), dùng Thu*c Corticoides kéo dài, suydinh dưỡng, suy nhược cơ thể, người già, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai,… thì“nhiễm lao” sẽ trở thành “mắc bệnh” lao .

Vớichiều cao 178cm và cân nặng chỉ có 55kg thì em thuộc loại “ nhẹ cân” – khôngcân đối về dinh dưỡng- thể chất, là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh tấn côngvào cơ thể và phát triển thành bệnh - thực tế là em đã nhiễm và mắc bệnh Lao. Dovậy, vấn đề quan trọng hiện nay là phải nâng cao thể chất và hạn chế tiếp xúc vớinguồn lây.

Cụ thể là em cần nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, ăn uống đầyđủ chất dinh dưỡng (tránh dùng rượu bia có hại thêm cho gan, vì các Thu*c điềutrị lao vốn đã làm ảnh hưởng đến chức năng của gan), đồng thời phát hiện và sớm các nguyên nhân có thể làm giảm sức đề kháng cơ thể: tiểu đường,nhiễm HIV, các bệnh lý mạn tính dùng Thu*c ức chế miễn dịch kéo dài…

Songsong với việc tầm soát các nguyên nhân trên, em cần hạn chế tiếp xúc với nguồn lâybằng cách: đeo khẩu trang khi nói chuyện, ho, hắt hơi, khi tiếp xúc với ngườixung quanh. Động viên những người thân sống chung với em hay những người mà emthường tiếp xúc với họ, nhanh chóng đến các cơ sở Y tế khám khi có triệu chứngnghi lao như: ho kéo dài trên 2 tuần, sốt về chiều, sụt cân, đau ngực…

2.Hiện em đang dùng Thu*c turbezid 4viên/ngày và tiêm Thu*c Streptomycin, nếu cóhiện tượng mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt, tay chân có cảm giác hơi tê, vùng sungquanh môi cũng hơi tê, có cảm giác da mặt căng, là do tác dụng phụ của Thu*c,em cần báo cho bác sĩ để kịp thời xử trí, em nhé.

3.Quá trình 2 tháng tấn công không phải là “thời điểm virut lao mạnhnhất” như em nghĩ, mà đây chính là giai đoạn người bệnh vẫn còn “nguy cơ lâylan cao" cho những người tiếp xúc với bệnh nhân. Do vậy, để ngăn chặn vàhạn chế vi khuẩn lao lây lan trong giai đoạn này, bệnh nhân cần đeo khẩu trangvà hạn chế giao tiếp với người xung quanh (như AloBacsi đã đề cập ở trên)

4.Thu*c có tác dụng phụ có thể gây viêm gan, suy thận, và ảnh hưởngđến chức năng một số bộ phận khác trong cơ thể… Biến chứng của viêm gan Siêu viB và sỏi thận ảnh hưởng đến gan và thận. Vì vậy, nếu đã mắc 2 bệnh trên, em cần phải theo dõichức năng gan (men SGOT, SGPT), và chức năng thận (BUN, Creatinin), em nhé.

Mongrằng những giải đáp trên sẽ giúp em hiểu thêm về bệnh của mình.

Chúcviệc trị liệu của em có kết quả tốt đẹp!

BS-CK1 Nguyễn Minh Thu - AloBacsi.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-luu-y-khi-dieu-tri-lao-phoi-n134697.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY