Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những món ăn bổ thận mang đến hiệu quả không ngờ

Thận là cơ quan cực kỳ quan trọng của cơ thể. Ăn uống là con đường chính giúp bổ thận hiệu quả nhất. Cùng tham khảo ngay những món ăn bổ thận được chia sẻ sau.

Giữ cho thận khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp cùng  là một việc làm vô cùng cần thiết.

1. Những món ăn bổ thận dương 

Nhắc đến chuyện tẩm bổ để chuyện giường chiếu thêm sung, dùng những món ăn bổ thận tráng dương, tăng cường S*nh l* được các quý ông thường truyền tai nhau.

- Đuôi heo nấu kim anh tử

Kim anh tử 25g

Đỗ trọng 30g

Đuôi heo 2 cái

+ Cạo sạch lông đuôi heo, rửa sạch, chặt thành khúc nhỏ.

+ Cho tất cả vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, ninh đến khi chín sau đó nêm ít muối, gia vị.

Đuôi heo nấu kim anh tử

Công dụng: Bổ thận, tráng dương, cố tinh

- Canh khiếm thực nấu thịt rùa

Khiếm thực 60g

Thịt rùa 0,5kg

Câu kỷ tử 30g

Hạt sen 60g

Rượu 1 muỗng canh

Muối, bột ngọt một ít

+ Rửa sạch thịt rùa và cắt lát nhỏ.

+ Cho tất cả các nguyên liệu thịt rùa, khiếm thực, hạt sen, câu kỷ tử vào nồi. Đổ ngập nước và đun sôi.

+ Cho thêm rượu và muối vào và chuyển sang đun lửa nhỏ trong khoảng 3 giờ. Nêm thêm bột ngọt và tắt bếp.

Công dụng: bổ thận tráng dương, bổ tỳ, tư âm cố sáp

- Vịt hầm ngũ vị tử

Thịt vịt vừa đủ

Ngũ vị tử 50g

+ Vo sạch ngũ vị tử, thịt vịt cắt thành lát vừa ăn

+ Hầm ngũ vị tử với thịt vịt, cho đến khi thịt nhừ

+ Nêm gia vị thì hoàn tất

Công dụng: Bổ thận, ích phế.

Cách dùng: Ăn kèm với cơm hoặc ăn riêng.

Vịt hầm ngũ vị tử giúp bổ thận, ích phế

- Canh gà nấu lộc nhung bổ thận tráng dương

Lộc nhung 3g

Cánh gà 100g

Dầu ăn, muối, bột ngọt vừa đủ

+ Cắt lộc nhung thành lát vừa ăn.

+ Rửa sạch cánh gà. Nấu với 4 chén nước. Đun cho đến khi sôi thì vớt hết váng. Khi cạn còn 2 chén nước thì tắt bếp.

+ Nấu lộc nhung với 1 chén nước cho đến khi còn nửa chén. Đổ vào nước cánh gà và nấu tiếp thêm vài phút,  thêm dầu ăn, muối gia vị.

Công dụng: bổ thận tráng dương

- Cháo bột lộc nhung

Bột lộc nhung 3g

Gạo tẻ 50g

Muối vừa đủ

+ Vo sạch gạo tẻ.

+ Ninh cháo cho đến khi sôi.

+ Cho thêm bột lộc nhung vào, nêm ít muối

Công dụng: bổ thận tráng dương

Ngoài ra, nên bổ sung những loại rau và thực phẩm sau:

_+ Ớt chuông đỏ

+ Lòng trắng trứng

+ Cá biển

+Tỏi 

+ Hàu biển

+ Cật heo (lợn)

+ Cá chép

+ Lươn 

+ Cá chạch

2. Món ăn bổ thận âm cho phụ nữ

Nguy cơ mắc bệnh thận của nữ giới nói chung đang ngày càng tăng cao. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này. Để tránh các bệnh nguy hiểm, nan y khó chữa, nữ giới cần chú trọng trong ăn uống bổ thận.

Bổ thận âm chính là khắc phục các chứng thận âm hư. ăn uống lành mạnh là con đường bổ thận âm đơn giản. cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, bổ máu, cung cấp đủ máu đi lưu thông khắp cơ thể.

Các món ăn bổ thận cho phụ nữ nên bổ sung trong khẩu phần ăn uống hằng ngày như:

- Canh trứng gà đậu đen

 Nguyên liệu cần chuẩn bị:

50gam đậu đen.

1 quả trứng gà.

Rượu gạo.

Cách nấu:

+ Rửa sạch đậu đen, cho vào nồi nước nấu chín nhừ.

Đậu đen giúp nuôi dưỡng thận khỏe mạnh hơn

+ Cho trứng gà vào và thêm một ít rượu gạo nấu chung.

+ Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.

Công dụng:

Món ăn này giúp chị em bồi bổ thận âm hiệu quả. người bị bệnh thận thường gặp nhiều khó khăn để đạt được mức albumin bình thường. bổ sung trứng giúp cung cấp lượng albumin huyết thanh. đậu đen giúp nuôi dưỡng thận khỏe mạnh hơn.

- Bắp cải xào tôm

1/2 cây bắp cải.

1/2 củ cà rốt.

200g tôm.

+ Sau khi đã làm sạch các nguyên liệu trên, bạn tiến hành

+ Ướp tôm bằng gia vị trong khoảng 10 phút.

+ Cho tôm vào xào cho đến lúc chuyển màu. Tiếp tục cho bắp cải và cà rốt vào xào chín.

+ Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.

Bắp cải xào tôm cung cấp vitamin và chất xơ nuôi dưỡng và bồi bổ thận âm cho nữ giới, giúp phục hồi chức năng nhanh chóng

Công dụng:

Bắp cải là thực phẩm chứa đầy đủ chất phytochemicals là hợp chất giúp phá vỡ các gốc tự do trước khi chúng gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể, bao gồm cả thận âm ở nữ giới. cung cấp vitamin và chất xơ nuôi dưỡng và bồi bổ thận âm cho nữ giới, giúp phục hồi chức năng nhanh chóng.

- Canh hến nấu hoa chuối

Hến 1kg

Hoa chuối 500g.

Cà chua 1 quả.

+ Hến ngâm nước để ra hết cặn. Đem luộc và lọc lấy thịt riêng, chắt lấy nước sạch.

+ Hoa chuối cắt lát mỏng và ngâm muối.

+ Phi thơm hành, cho hến vào xào khoảng 3 phút rồi để riêng ra bát. Đun sôi nước luộc hến và thả cà chua, hoa chuối và hến vào nấu sôi lại.

+ Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và cho một ít rau mùi tàu vào cho dậy mùi.

Canh hến nấu hoa chuối

Thịt hến chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. không chỉ là một món ăn ngon mà còn giúp bồi bổ thận âm cho nữ giới.

- Cháo lươn đồng và trứng bồ câu

Lươn đồng 400g.

Gạo tẻ 200g

Trứng bồ câu 3 quả.

+ Sơ chế sạch lươn đồng. Phi thơm hành tỏi rồi cho vào đảo đều. Cho vào một lượng nước vừa đủ và đun sôi cùng với 200g gạo tẻ đã chuẩn bị sẵn.

Sơ chế sạch lươn đồng

+  Hầm cho nhừ rồi cho thêm trứng bồ câu đã được đánh tơi vào nồi và khuấy đều. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, tắt bếp.

Theo đông y, lươn đồng có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, bổ gan thận. nên dùng món ăn này thường xuyên với nữ giới bị suy giảm chức năng thận âm.

Cháo lươn đồng và trứng bồ câu

- Cật heo xào súp lơ

Cật heo: 200g.

Súp lơ xanh: 1 cây.

Củ cà rốt: 1/2 củ.

+ Đem bổ đôi quả cật heo và loại sạch phần trắng gây ra mùi hôi ở trong cật. Thái thành từng miếng vừa ăn và ướp gia vị. Đem thái súp lơ với cà rốt đem thành miếng nhỏ.

+ Phi thơm hành tỏi và trút cật vào xào chín sơ rồi cho ra dĩa để riêng.

+ Tiếp tục phi thơm hành tím và cho súp lơ và cà rốt vào xào vừa chín tới. Cho cật vào, sau đó nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.

Cật heo xào súp lơ

Cật heo xào súp lơ là món ăn ngon giúp bổ thận âm cho nữ giới. cật heo chứa nhiều dưỡng chất giúp cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị các bệnh thuộc thận như đau lưng mỏi gối, ra mồ hôi trộm, ù tai,…

Súp lơ chứa nhiều vitamin C, chất xơ và folate giúp trung hòa những chất độc hại chứa trong gan thận.

Ngoài những món ăn  trên, chị em nên bổ sung những thực phẩm sau:

- Trứng gà

- Ba ba, rùa

- Hải sâm

- Tổ yến

- Kỷ tử

Trên đây là top được lưu truyền có tác dụng hữu hiệu. Các món ăn bổ thận này không khó tìm và dễ dàng chế biến. Hi vọng với những gợi ý này sẽ giúp cải thiện sự khỏe mạnh của thận, cải thiện S*nh l*, khả năng sinh sản hơn.

Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/nhung-mon-an-bo-than-mang-den-hieu-qua-khong-ngo-390394.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/nhung-mon-an-bo-than-mang-den-hieu-qua-khong-ngo-390394.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/song-khoe-212/nhung-mon-an-bo-than-mang-den-hieu-qua-khong-ngo-390394)

Tin cùng nội dung

  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Ngũ vị tử còn gọi là ngũ mai tử, huyền cập, là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngũ vị (Schisandra sinensis Baill.), thuộc họ ngũ vị tử (Schisandraceae). Ngoài ra còn có nam ngũ vị tử là quả của cây nắm cơm (Kadsura japonica L.), cùng thuộc họ ngũ vị tử.
  • Hạt mè thường dùng chữa các chứng: tóc bạc sớm, suy nhược sau cơn bệnh, táo bón, ho khan, thiếu sữa sau khi sinh, ung nhọt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.