Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Những món ăn cha mẹ nên hạn chế cho con ăn dịp Tết dù trẻ có nhõng nhẽo thế nào đi chăng nữa

Ngày Tết nhiều cha mẹ thường cho phép các con ăn thỏa thích những món mà chúng thích. Tuy nhiên có một số loại thực phẩm nên hạn chế để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Nhiều đứa trẻ mong đợi đến dịp tết vô cùng vì ngoài được đi chơi, lì xì, các bé còn được phép ăn thỏa thích bánh kẹo, nước ngọt... mà thường ngày chẳng mấy khi bố mẹ cho ăn. các bậc phụ huynh cũng vì tâm lý cả năm mới có ngày tết nên cũng thoải mái hơn trong việc ăn uống của con. tuy nhiên, có một số món sau đây cha mẹ lưu ý không nên cho con ăn nhiều để bảo vệ sức khỏe của các bé.

1. Bánh kẹo

Ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến các bé ngang bụng, chán ăn, không cảm thấy đói và bỏ bữa chính. điều này gây hại cho sức khỏe và giảm sức đề kháng ở trẻ cũng như tăng nguy cơ béo phì. cha mẹ nên hạn chế cho con ăn quá nhiều bánh kẹo trong ngày, nhất là trước bữa ăn. tốt nhất chỉ nên cho bé thưởng thức một ít sau khi đã ăn bữa chính.

2. Nước ngọt có ga

Hầu như ngày tết gia đình nào cũng có sẵn loại thức uống này. nước ngọt có ga thường được làm từ đường và hương liệu công nghiệp, nếu trẻ uống quá nhiều sẽ bị béo phì, đây là nguyên nhân tiềm ẩn của các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch… bên cạnh bánh kẹo, nước ngọt có ga cũng là nguyên nhân gây sâu răng hàng đầu ở trẻ.

Một nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng của trẻ do các nhà khoa học thuộc trường Đại học Bristol (Anh) tiến hành trên 14.000 trẻ em đã cho thấy: trẻ em ăn nhiều chất béo và đường trong thời gian dưới 3 tuổi có chỉ số IQ trung bình thấp hơn 5 điểm so với nhóm trẻ ăn uống điều độ.

3. Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ

Nem rán, thịt nướng, bánh chưng rán... những món ăn này cha mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn nhiều dịp tết. các món ăn được chiên rán với nhiệt độ cao gây biến đổi chất dinh dưỡng, cộng với chế độ ăn thiếu hụt rau xanh, trái cây ngày tết là nguyên nhân khiến các bé dễ bị táo bón, đầy hơi.

4. Mứt

Thành phần chủ yếu của mứt là chất đường, tinh bột và một ít chất xơ. Để tạo màu cho các món mứt, nhiều nhà sản xuất thường sử dụng nhiều hương liệu thực phẩm, phẩm màu, chất phụ gia... Thêm vào đó có nhiều cơ sở chế biến mứt không đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, khi ăn thậm chí có thể gây ngộ độc. Các mẹ có thể tự tay mình làm mứt cho ngày Tết, vừa thơm ngon lại vừa an toàn cho sức khỏe.

5. Hạt hướng dương, hạt bí, hạt dẻ cười...

Các loạt hạt là món ăn vặt rất phổ biến ngày tết nhưng cha mẹ lưu ý không nên cho con ăn nhiều vì khiến các bé dễ bị ho, thậm chí là nguy cơ hóc hoặc sặc.

Chế độ ăn ngày Tết cho bé khỏe mạnh:

- Không nên cho trẻ ăn đi ăn lại những món cũ vì dễ chán. Hơn nữa thức ăn để lâu dễ bị ôi thiu, nếu không được hâm lại kỹ mà cho bé ăn thì rất dễ bị ngộ độc, tiêu chảy…

- cho con ăn nhiều các loại cam, bưởi, quýt... vì những loại quả này có nhiều nước, chất xơ, vitamin c.

- Cho trẻ uống nhiều nước và tăng cường rau xanh trong các bữa ăn.

- Có thể cho trẻ ăn 1-2 hộp sữa chua/ ngày giúp làm giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón, tiêu chảy.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nhung-mon-an-cha-me-nen-han-che-cho-con-an-dip-tet-du-tre-co-nhong-nheo-the-nao-di-chang-nua-20191209183955168.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Có một điều thú vị cha mẹ nên biết, tuổi lên 2 chính là “tuổi nói không” ở trẻ và nếu biết cách sẽ không những khắc phục được sự ương bướng ở con mà còn là cơ hội rất tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY