Kinh tế xã hội hôm nay

Những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5)

Cơm rượu nếp, bánh tro, thịt vịt... là những món ăn giết sâu bọ không thể không có trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Tết đoan ngọ (mùng 5/5 âm lịch) là một trong những ngày lễ quan trọng của người phương đông, phổ biến ở các quốc gia và vùng lãnh thổ: trung quốc, hồng kông, đài loan, nhật bản, hàn quốc, triều tiên và việt nam.

Mỗi quốc gia lại có những phong tục và cách cúng bái khác nhau. ngay tại ở việt nam, mâm cúng ngày tết đoan ngọ cũng có ít nhiều sự thay đổi.

Ở việt nam, tết đoan ngọ cũng mang ý nghĩa diệt trừ sâu bọ nhưng có một số cách lý giải khác. theo đó, đầu tháng 5 là lúc kết thúc vụ chiêm, chuẩn bị bước sang vụ mùa, cũng là thời điểm sâu bọ phát triển sinh sôi, làm hại mùa màng. tương truyền rằng có một ông lão tên là đôi truân từ xa đi tới, khuyên người dân lập đàn cúng bánh gio, trái cây, cơm rượu nếp... để giải được nạn. từ đó, phong tục này trở nên phổ biến.

Theo phong tục người Việt, vào ngày lễ này những món ăn sau là không thể không có:

Cơm rượu nếp

Trong ngày tết đoan ngọ, nhiều người thường ăn món cơm rượu nếp vì theo quan niệm của người dân, cơm nếp có thể tiêu diệt ký sinh trùng trong cơ thể. vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại. gạo được chọn để nấu cơm rượu nếp là loại nếp cẩm, hoặc nếp cái hoa vàng. các gia đình có thể nấu cơm nếp, ủ rượu ở nhà hoặc mua ngoài hàng bán sẵn.

Bánh tro

Bánh tro (còn có tên gọi là bánh gio, bánh nắng, bánh nẳng, bánh ú tro) là thứ không thể thiếu trong ngày tết đoan ngọ.

Loại bánh này được làm từ bột gạo nếp ngâm và lọc qua nước tro của một số loại cây trong vườn nhà. Nguyên liệu dễ kiếm nhưng cách làm lại khá cầu kỳ. Tuy vậy, nhưng nó lại được lòng rất nhiều người bởi màu sắc hấp dẫn, hương thơm đặc trưng của cây vườn nhà và vị thanh mát tan ngay trong miệng.

Hoa quả 

Dịp tết đoan ngọ, các loại hoa quả được lựa chọn để "diệt sâu bọ" chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm. đó là những trái mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu,… đặc biệt là mận, vải. nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì tết đoan ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó.

Bánh ú

Bánh ú là món ăn truyền thống ngày 5/5 âm lịch ở trung quốc và miền nam nước ta. bánh ú có 2 loại là bánh ú nhân ngọt và bánh ú nhân mặn. trong đó, bánh ú mặn được ưa chuộng ở miền tây.

Bánh có nhân là trứng cút, trứng vịt muối, thịt xá xíu, nấm đông cô, tôm khô, hạt sen... quyện với lớp vỏ dẻo dẻo, thơm thơm mùi lá. Chiếc bánh được gói theo hình chóp nón, lớp vỏ không quá dày, ôm lấy nhân bánh nên mùi vị thấm đẫm từ trong ra ngoài.

Thịt vịt

Với nhiều người thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong tết đoan ngọ. cũng bởi quan niệm “diệt sâu bọ”, chữa bệnh mà thịt vịt với tính mát, có tác dụng cân bằng phong huyết, âm dương, làm mát cơ thể.

Thực tế, từ tháng 5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. vì thế, trong tết đoan ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Trang DUng (t/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/nhung-mon-an-khong-the-thieu-trong-ngay-tet-doan-ngo-mung-55-a479979.html)

Tin cùng nội dung

  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY