Sức khỏe hôm nay

Những món không nên ăn khi ho

Thời tiết nóng ngày, lạnh về đêm và sáng nên rất nhiều người bị ho, nhất là trẻ em. Ho kèm rát ngứa họng, mất tiếng rất khó chịu, nguyên nhân theo các bác sĩ Đông y là rất có thể là họ đã không kiêng khem khi ăn uống. Vậy khi ho không nên ăn gì?

Theo Lương y bác sĩ Đông y Phạm Hinh (Trung ương Hội Đông y Việt Nam), những cơn ho đờm, ngứa họng, viêm họng kéo dài rất khó chịu, nếu không muốn cơn ho gia tăng, cần đẩy lùi bằng Thu*c và tránh ăn một số thực phẩm.

Lương y Đào Phan Toàn, Phòng khám Đông y Phan Toàn (Hội viên Hội Đông y Thanh Hóa) cũng cho hay, phần lớn ho do cơ thể nhiễm lạnh, gây tổn thương cho phổi. 60% ho là do thay đổi thời tiết, do để cơ thể nhiễm lạnh, đi chân trần… nếu không kiêng khi ăn uống thì lâu khỏi và có thể tự điều chỉnh để hết ho không cần dùng Thu*c.

Khi bị ho thì những thực phẩm đầu tiên cần kiêng là chất tanh (cá, tôm, cua…) vì gây khó thở. Mùi tanh sẽ sinh ra kích ứng, gây ra ho.

Các loại rau củ có nhiều chất nhầy như rau đay, mồng tơi, khoai sọ, củ từ… vì chúng kéo đờm, kích thích cổ họng sinh ho.

Những đồ bảo quản trong tủ lạnh, đồ đông lạnh chưa được làm nóng cũng không nên ăn, bởi người đang ho ăn vào sẽ làm đường hô hấp, phổi bị lạnh sẽ khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Các cơ quan liên quan như tì vị ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh cũng bị suy giảm chức năng. Do đó với những đồ ăn trữ lạnh, nên hâm nóng rồi mới ăn.

Các món ăn có vị cay rất ngon miệng, lợi cho tiêu hóa nhưng khi bị ho thì lại không nên ăn, nhất là với người bị viêm họng cấp. Nguyên nhân là khi bị viêm họng, thành họng bị viêm rát đỏ, các món ớt, gừng, tiêu, sả, mù tạt… sẽ có thể làm họng sưng rát nóng đỏ phần viêm nặng hơn. Vị cay kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho gia tăng. Với trẻ em ăn cay mà bị ho rất dễ bị sặc, gây nguy hiểm.

Các món nướng, rán (chiên), xào cũng không nên ăn nhiều (nhất là người bị viêm họng, người già bị viêm amydan hoặc khi nuốt nước bọt đau…). Nguyên do là dù món này được nhai vẫn cứng, khi nuốt sẽ cọ xát với thành họng gây đau, xước, tổn thương bề mặt… khiến họng lâu hồi phục. Đồ chiên, xào còn làm dịch đờm tăng, ho lâu khỏi.

Trẻ em thích ăn thịt xông khói và những món ăn vặt có hàm lượng muối cao như bimbim, khoai tây… thì bố mẹ cũng không nên chiều con mà cho ăn nhiều vì chúng đều có thể làm ho gia tăng.

Các món như, lòng đỏ trứng, súp khoai, xốt có bột năng, bột đao, không thích hợp với người bị ho, viêm họng bởi thành họng có nhiều chỗ lồi lõm, thức ăn đặc khó nuốt, kích thích gây ho và tình trạng ho rất tồi tệ với người bị viêm amidal. Thịt gà cũng là một trong những thực phẩm “chống chỉ định” khi bị ho.

Các loại rượu lạnh, bia lạnh được một số người cổ súy, cho là có độ cồn sát khuẩn sẽ sạch họng. Nhưng rượu không đủ nồng độ để sát khuẩn, còn làm hại họng vì với một số chứng viêm họng do virus sẽ làm tăng độ rát ở họng. Cơ thể thay đổi nhiệt đột ngột sẽ làm cơ hô hấp trên khi ngủ tiết dịch nhiều khiến phải há miệng thở, không khí không được lọc, làm ấm, làm ẩm sẽ gia tăng mức độ ho, viêm họng trầm trọng hơn.

Ho do dị ứng thời tiết, bị lạnh cũng không nên cho uống đồ uống có ga vì có thể gây ra một cơn ho kéo dài. Càng không nên uống nước đá giải nhiệt vì dễ gây khản hoặc mất giọng.

Các bác sĩ cả Tây y và Đông y cho rằng, khi bị ho cần ăn những thực phẩm tốt sau đây:

- Cần ăn các món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như súp loãng, cháo, sữa…

- Ăn các món giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, lợn, rau có màu xanh, đỏ.

- Thực phẩm có vitamin C (cam, chanh, bưởi, ổi, táo, xoài, dứa…) tăng khả năng thải độc, loại bỏ các chất gây phản ứng ho, tăng sức đề kháng giúp cơ thể đẩy lùi bệnh. Vitamin C tự nhiên tốt hơn vitamin C dược phẩm, thực phẩm chức năng.

- Kẽm (có trong sò, ngao, củ cải trắng) tăng cao sức khỏe đề kháng.

- Mật ong rất tốt cho người bị ho, viêm họng. Mỗi sáng ăn một thìa nhỏ mật ong nguyên chất hoặc uống một cốc mật ong – chanh đào rất tốt để kháng khuẩn, phòng ho, đẩy lùi cơn rát cổ họng.

- Bạc hà dạng kẹo giúp thông các niêm mạc tiết đầy dịch khi ho, ho có đờm, viêm họng kèm ngứa, sổ mũi (không hợp với người viêm họng giai đoạn đỏ rát đau).

- Dấm táo rất tốt cho người ho, viêm họng vì diệt khuẩn, kích thích tăng sinh miễn dịch, ngừa bội nhiễm.

- Bị ho do lạnh, thay đổi thời tiết phần lớn chỉ cần ăn kiêng, giữ ấm lòng bàn chân, ấn huyệt Dũng Tuyền (có hai cách xác định vị trí huyệt Dũng Tuyền: Co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ hõm xuất hiện ngay ở 1/3 trước gan bàn chân chính là vị trí của huyệt; Hoặc huyệt nằm ở lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân 2 và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân) là khỏi.

- Nếu phải uống kháng sinh, nên uống nhiều nước rau muống luộc vắt chanh để thải độc.

- Luôn giữ ấm tai, cổ, bàn chân. Buổi sáng nên súc miệng bằng nước muối loãng, uống trà mật ong, ngậm ô mai hoặc viên ngậm long đờm… giúp làm loãng và loại bỏ chất nhầy, đờm dễ dàng hơn.

- Nên ngậm Thu*c vì tăng sản xuất nước bọt, bôi trơn vùng họng nhanh, dễ chịu vì tống xuất chất nhầy, đờm gây ho nhanh.

- Uống nhiều nước để dịu cơn ho khó chịu.

Hà Dương/Báo Gia đình & Xã hội

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhung-mon-khong-nen-an-khi-ho-18604.html)

Tin cùng nội dung

  • Luyện tập thể dục thể thao, ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng hằng ngày, đeo khẩu trang khi ra đường… là cách giúp “chiến thắng” bệnh ho nhanh chóng.
  • Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ bị ho cha mẹ chớ nên để trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài Thu*c dân gian chữa bệnh hiệu quả như sau.
  • Thời tiết Hà Nội bắt đầu chuyển sang đông khiến tôi bị dị ứng mẩn đỏ khắp người, vừa đau rát, vừa ngứa rất khó chịu….
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.