Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Những người dập tắt chiến tranh: Ông Bộc hòa giải

Hơn 20 năm qua, với tài hòa giải của mình, ông Nguyễn Văn Bộc (77 tuổi) đã hòa giải được nhiều vụ việc phức tạp trong cộng đồng, nên được người dân gọi với cái tên thân mật là “ông Bộc hòa giải”.

Chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Bộc, hiện là Tổ trưởng Tổ hòa giải tổ dân phố số 8, P.Thụy Khuê (Q.Tây Hồ, Hà Nội). Trong căn nhà nhỏ giữa trưa hè nóng tới 40 độ C, ông vẫn bật quạt ngồi đọc tài liệu, nghiên cứu hồ sơ để phục vụ công tác hòa giải.

Ông Bộc kể trước đây ông làm công nhân vận tải và là cán bộ kỹ thuật ở Cục Vận tải đường bộ trước khi nghỉ hưu. Năm 47 tuổi ông đã về hưu vì đủ tuổi công tác. Gia đình ông sống ở làng ven hồ Thụy Khuê nên ông đã gắn bó với từng con ngõ nhỏ. Hai năm sau, được bà con tin cậy, bầu làm tổ trưởng tổ hòa giải cơ sở, ông đã cùng các cán bộ trong tổ hòa giải thành công nhiều vụ việc nổi cộm trên địa bàn.

Nhà ngoại giao cũng “bó tay”

Kể về một vụ việc khiến ông ấn tượng nhất, đó là một cán bộ cấp cao làm ở lĩnh vực ngoại giao nhưng lại “bó tay” trước mâu thuẫn của chính gia đình mình. “Ông ấy từng là tùy viên văn hóa, tổng lãnh sự quán ở một nước lớn, nhưng khi về xây dựng nhà ở đây thì xảy ra tranh chấp với những người em, mà không giải quyết được”, ông Bộc cho hay.

“Ông ấy là anh cả trong gia đình có 9 anh em. Khi ông ấy làm nhà trên phần đất của bố mẹ để lại thì đã xảy ra tranh chấp, những người em khó khăn kiện cáo. Khi tôi mời đến để hòa giải, ông ấy còn cầm theo một quyển sách luật và đưa ra bản di chúc để chứng minh mình đúng. Nhưng sau khi xem di chúc, tôi khẳng định với ông ấy đó không phải là di chúc theo quy định của pháp luật, mà chỉ là bản thỏa thuận của anh em trong nhà, thậm chí còn có chữ ký giả...”, ông Bộc kể.

Đặc biệt, ông Bộc phân tích những thiệt hại về kinh tế nếu phải giải quyết bằng pháp luật sẽ mất tới 4 cây vàng tiền án phí (tính trên giá trị 100 cây vàng của căn nhà). Đó là chưa kể nếu không đạt được thỏa thuận thì phải xử đi xử lại nhiều cấp. Hơn nữa ông Bộc bảo: “Dân gian nói nhà vô phúc mục mả mới đáo tụng đình...”. Khi đó, vị cán bộ ngoại giao mới xin ông giải pháp và cho biết trước đây cũng đã từng cho các em vay mượn, chưa đòi lại được. Lập tức, ông Bộc đưa ra giải pháp “xóa nợ” cho các em và hỗ trợ thêm cho người em út khó khăn nhất. Vậy là vị cán bộ ngoại giao đồng thuận và chỉ 1 tiếng sau, hai bên đã đến nhà ông ký vào biên bản hòa giải, người em lên phường rút đơn, chấm dứt kiện cáo kéo dài.

Đáng nói ở khu phố này, chuyện xích mích kiện cáo về xây dựng nhà cửa, đất đai giữa hai nhà hàng xóm thường xuyên xảy ra. Ngõ nhỏ, nhà nhỏ nên khi xây dựng thường ảnh hưởng đến nhau.

“Có những nhà là cán bộ, là nhà giáo rất thân nhau, rủ nhau về đây xây nhà. Nhưng đến khi xây dựng, xảy ra va chạm đến mức kiện nhau đòi bồi thường. Tôi đã gặp từng bên để nói chuyện và chốt lại tôi hỏi bên đòi bồi thường cần bao nhiêu tiền, thì ông ấy lại nói: “Tôi chả cần tiền”. Khi biết họ chỉ kiện nhau vì sĩ diện, tôi đề xuất bên đòi bồi thường sẽ lấy 5 triệu (để bên bồi thường phải mất tiền) nhưng sẽ ủng hộ vào quỹ vì người nghèo. Vậy là hai bên “vui vẻ” chấp nhận ký vào biên bản hòa giải đã được tôi lập sẵn”, ông Bộc kể.

Những người dâp tắt chiến tranh: Ông Bộc hòa giải

Ông Nguyễn Văn Bộc luôn đi đến từng ngõ, gõ từng nhà để giải quyết những mâu thuẫn của người dân

“Chúng tôi biết ơn ông Bộc nhiều lắm”

Ông Bộc cho biết gần đây trên địa bàn xảy ra một vụ việc khiến cả tổ dân phố “đau đầu”. Đó là có một phụ nữ là mẹ đơn thân, vốn có khẩu ở đây, nhưng đã đi ở thuê chỗ khác nhiều năm, gần đây lại quay về đòi ở cùng nhà với mẹ và vợ chồng người em đang ở. Vì căn nhà chật chội không đủ chỗ, nên bà mẹ không muốn cho ở. Vậy là hai bên cãi nhau. “Cô con gái bức xúc, dùng đủ các lời lẽ tục tĩu để chửi bới ầm ĩ. Trong khi đó, ngõ nhỏ, phố nhỏ, nhà nhà phải nghe. Hàng xóm láng giềng khuyên nhủ nhưng không một ai có thể can thiệp được vì chị này thuộc dạng “đầu gấu” rồi”, ông Bộc kể.

Thấy vậy, ông Bộc tìm hiểu hoàn cảnh và biết những khó khăn của chị này, khi đang phải nuôi đứa con 10 tuổi ăn học, lại không có công ăn việc làm ổn định. Ông đã gặp, phân tích những điều đúng sai, đồng thời hỗ trợ tiền từ quỹ khuyến học của phường để chị này bớt khó khăn.

Những người dâp tắt chiến tranh: Ông Bộc hòa giải

Ông Nguyễn Văn Bộc đến thăm một hộ dân từng bị “tra tấn” bởi xích mích trong gia đình nhà hàng xóm

Đặc biệt, ông cũng dùng lời lẽ mộc mạc để khuyên nhủ chị: “Tao như bố mày, nếu mày nghe tao thì đừng dùng những lời lẽ thiếu văn hóa để chửi mẹ mình nữa. Chúng tao già rồi, có thể coi như điếc nhưng trẻ con có điếc đâu. Nếu mày cứ chửi ngày này qua ngày khác thì sẽ làm hỏng lũ trẻ, nhất là con mày...”. Thế rồi, chị này đã bớt mồm loa mép dải hơn, người dân trong khu phố cũng có môi trường văn hóa trong lành hơn.

Khi nói về chuyện này, bà Đỗ Thị L., hàng xóm giáp nhà “nhân vật nổi đình nổi đám” đó, đã thở phào nhẹ nhõm: “Nếu không có ông Bộc hòa giải chắc chúng tôi ngộp thở vì những lời lẽ thiếu văn hóa của cô ấy. Chúng tôi có thể bỏ ngoài tai nhưng quanh đây có nhiều trẻ nhỏ, sẽ làm ô nhiễm văn hóa của các cháu. Vì thế, chúng tôi biết ơn ông Bộc nhiều lắm!”.

Không chỉ giải quyết chuyện xóm, chuyện làng, ông Bộc còn hòa giải cả chuyện hôn nhân. Có những cặp vợ chồng đòi ly hôn đã được ông hòa giải thành công và họ đã rất biết ơn ông.

Làm người tốt để được quý trọng

Ông Bộc cho biết bí quyết để hòa giải thành công không chỉ nói về tình, mà đầu tiên phải nói về lý. “Tôi không theo quan điểm, một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”, hòa giải được phải nói về lý đã, sau mới đến tình cảm”, ông chia sẻ. Vì thế, ông luôn học hỏi, đọc rất nhiều sách về luật và cập nhật các chủ trương chính sách của nhà nước để nắm vững kiến thức. Và khi hòa giải, không bao giờ ông mời cả hai bên đến một lúc, vì theo ông, đến như vậy chỉ có cãi nhau, không giải quyết được gì. Kinh nghiệm của ông là cứ thuyết phục từng bên, khi cả hai đã cùng quan điểm do ông đưa ra, thì ông lập sẵn biên bản, họ chỉ việc đến ký.

Đặc biệt, ông Bộc chia sẻ một yếu tố không thể thiếu của cán bộ hòa giải là gia đình phải gương mẫu. “Nếu không gương mẫu mà đi nói người khác thì họ sẽ bảo: Ông về mà nói nhà ông đi”, ông Bộc cười khà.

Ông bảo, vợ ông là giáo viên về hưu, ông có 2 con gái đã trưởng thành và có gia đình riêng. Cuộc sống của hai ông bà chỉ dựa vào đồng lương hưu. Còn làm công tác hòa giải ông chỉ có phụ cấp 100.000 đồng/tháng và vài tháng mới nhận một lần. Tuy cuộc sống không dư giả nhưng ông luôn sống an nhiên. Đặc biệt, ngoài công tác hòa giải, ông còn là Chủ tịch Hội khuyến học của phường, ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc của phường... Trên cương vị nào ông cũng luôn quan tâm đến người có hoàn cảnh khó khăn. Thấy những hộ nghèo, ông tự tìm đến giúp đỡ chứ không đề nghị họ phải viết đơn, vì ông bảo, con người đàng hoàng có lòng tự trọng cao lắm, nên đừng bắt họ phải xin xỏ...

Dẫn tôi đi từng ngõ nhỏ, nơi ông đã giải quyết các tranh chấp về nhà cửa, đất đai, mâu thuẫn gia đình, ông Bộc tâm sự, ông gắn bó với nghề hòa giải cũng chỉ vì thời trẻ ông đã từng làm Bí thư Đoàn Thanh niên, nên cái “máu” cống hiến cứ theo ông cho đến tận bây giờ. “Nếu mình sống tử tế thì sẽ có người khác lại tử tế với mình. Mình cứ sống tốt, thì luôn được người khác quý trọng và chỉ cần thế thôi”, ông tự hào nói.

Với những cống hiến của mình, ông Bộc đã được tặng rất nhiều bằng khen, giấy khen của phường, quận, TP. Năm 2019, ông được Chủ tịch UBND T.P Hà Nội tặng bằng khen vì có thành tích trong 5 năm thi hành luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn TP.Hà Nội.

(còn tiếp) 

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/nhung-nguoi-dap-tat-chien-tranh-ong-boc-hoa-giai-1259150.html)

Tin cùng nội dung

  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Các bài Thuốc hòa giải có tác dụng sơ tiết, điều hòa khí cơ, tạng phủ dùng để chữa chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương, chứng can tỳ bất hòa, bất hòa và bệnh sốt rét.
  • Bạo lực với bạn tình hoặc trẻ em là một tội ác. Theo CDC, 1/4 phụ nữ và 1/9 nam giới ở Mỹ là nạn nhân của bạo lực gia đình ít nhất 1 lần trong đời. Lạm dụng có thể xảy không phân biệt tuổi tác, chủng tộc, mức thu nhập hay tôn giáo. Những người bị hại không phải là nguyên nhân của bạo lực. Rượu và các loại Thu*c gây nghiện không trực tiếp gây ra sự lạm dụng mặc dù chúng có thể làm tình hình tệ hơn. Hãy tìm nơi trú ẩn khẩn cấp và tìm người hỗ trợ kịp thời.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY