Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những người này không nên ăn ớt vì cực độc, có thể mất mạng

Theo một số nghiên cứu khoa học, sử dụng nhiều hạt ớt và ăn với thời gian kéo dài có thể gây ung thư dạ dày . Đặc biệt với một số người mắc bệnh trĩ, dạ dày, tim mạch , não, cao huyết áp, ăn quá nhiều ớt có thể gây nguy hiểm…

Trái ớt chứa nhiều vitamin và khoáng chất: vitamin E, A, K, B1, B2, beta-carotein, canxi, sắt, magiê, phốt pho, kẽm, đồng... Đặc biệt lượng vitamin C trong ớt rất cao, là nguồn bổ sung hữu hiệu cho những người hệ miễn dịch kém, thiếu vitamin C.

Hàm lượng các hoạt chất tự nhiên chứa trong ớt có khả năng tác động tích cực đến glucose và các hoá chất khác của não bộ, giúp giấc ngủ tới nhanh và sâu hơn.

Ảnh minh họa

Vị cay đặc trưng của ớt kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều nước bọt, giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng hơn. Ngoài ra, ớt có khả năng kích thích tim đập nhanh, máu tuần hoàn nhanh, có lợi cho tim.

Tuy nhiên, với những người mang bệnh dưới đây, việc ăn ớt sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe, vì thế cần phải hạn chế hoặc không nên ăn ớt.

Người có bệnh viêm loét dạ dày mãn tính, người bị bệnh viêm thực quản

Ớt có vị cay có thể làm bỏng da, do vậy khi ăn ớt cay sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người đang bị loét dạ dày. Hơn nữa, ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến men tiêu hóa của dạ dày, gây khó tiêu, ăn cay quá có nguy cơ loét dạ dày.

Người mắc bệnh tim, não, cao huyết áp, viêm khí quản mãn tính, bệnh phổi

Trong ớt chứa các nhân tố khiến lượng máu trong quá trình tuần hoàn tăng cao, tim đập nhanh, nếu xảy ra trong thời gian dài có thể dẫn đến suy tim, thậm chí là tử vong.

Người bị bệnh về mật

Do chất kích thích trong ớt làm tăng dịch vị trong dạ dày. Dịch vị tiết ra nhiều khiến túi gan co lại làm cho dịch gan tiết ra khó khăn hơn từ đó dẫn đến viêm túi gan và tuyến tuỵ.

Những người bịbệnh trĩ

Các chất kích thích trong ớt gây tích nước trong tĩnh mạch có thể làm bệnh nặng thêm, thậm chí còn hình thành mủ trong hậu môn.

Những bệnh nhân đau mắt đỏ

Nếu bệnh nhân đau mắt đỏ ăn ớt thì ớt sẽ làm bốc hoả khiến bệnh thêm nặng.

Những người mắc bệnh thận

Chất kích thích trong ớt sẽ làm giảm chức năng thận, thậm chí gây suy thận.

Người mắc bệnh về da

Ăn ớt trong khi viêm da, mắc các bệnh về da thì sẽ nặng hơn và khó khỏi.

Những người thể trạng kém

Nếu ăn cay không những khiến các triệu trứng trên nặng hơn mà còn dẫn đến xuất huyết, dị ứng, nếu nghiêm trọng còn gây viêm nhiễm.

Phụ nữ đang mang thai

Nếu phụ nữ ăn ớt trong gia đoạn này, nó sẽ gây viêm loét miệng, lưỡi, táo bón và ảnh hưởng đến cả con.

Phụ nữ đang cho con bú

Ăn ớt cay sẽ ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, cơ thể mẹ sẽ bị nóng, con có thể khó ngủ, hay quấy khóc.

Những người đang điều trị bằng thuốc đông y

Những người này nên kiêng ăn ớt, bởi nếu dùng ớt sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.

Người bị cường giáp

Những người bị bệnh cường giáp có nhịp tim vốn đã nhanh hơn người bình thường. Do đó, nếu ăn cay có thể làm tăng nhịp đập của tim, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Người bị viêm loét miệng

Những người bị nhiệt miệng, viêm loét miệng rất nhạy cảm với gia vị cay. nếu không kiêng trong thời gian điều trị sẽ khiến vết loét nặng thêm và lâu khỏi, thậm chí còn gây đau đớn, bất tiện cho người bệnh.

Theo Tiền phong

Link bài gốc Lấy link

https://tienphong.vn/nhung-nguoi-nay-khong-nen-an-ot-vi-cuc-doc-co-the-mat-mang-post1433500.tpo

Theo Tiền phong

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-nguoi-nay-khong-nen-an-ot-vi-cuc-doc-co-the-mat-mang/20220827042125334)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Theo kết quả mới được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội các bệnh truyền nhiễm nhi khoa, tỷ lệ người nhập viện do mắc thủy đậu đã giảm được 93% kể từ khi ra đời vắc-xin phòng bệnh.
  • Hiện nay, rất nhiều loại Thuốc được biết có thể gây ra các tác dụng phụ ở miệng như viêm loét miệng, khô miệng, sưng nề miệng, rối loạn vị giác, phì đại lợi, tổn thương tuyến nước bọt hoặc rối loạn vận động ở miệng…
  • Viêm loét miệng Đông y gọi là chứng khẩu cam bao gồm nhiệt miệng, nhiệt lưỡi. Niêm mạc miệng và lưỡi có những nốt loét, viêm tấy có mủ.
  • Thời tiết nóng bức, môi trường bụi bẩn, cơ thể nhiều mồ hôi,… là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công, gây ra các bệnh ngoài da điển hình như herpes, thủy đậu, zona, sởi, tay chân miệng…
  • Tầm xuân là loại cây dây leo thường được dùng làm cây cảnh sân vườn, trang trí trên ban công, hiên nhà, trên hàng rào.
  • Viêm loét niêm mạc miệng thuộc phạm vi các chứng bệnh như “khẩu cam”, “khẩu sang”, “khẩu dương”... với nguyên nhân chủ yếu là do hư hỏa hay thực hỏa tác động vào các tạng phủ gây nên.
  • Tôi rất hay bị viêm loét miệng lưỡi, mỗi đợt bị 4 - 7 ngày, khỏi rồi lại tái phát khiến ăn uống khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt.
  • Cháu hay bị vết loét ở lưỡi, lợi và môi gây đau, xót khi ăn uống. Nhờ bác sĩ hướng dẫn cháu cách phòng và chữa khỏi bệnh?
  • Trong y học cổ truyền, viêm loét niêm mạc miệng thuộc phạm vi các chứng bệnh như “khẩu cam”, “khẩu sang”, “khẩu dương”...
  • Theo Đông y, viêm loét miệng là chứng khẩu cam bao gồm nhiệt miệng, nhiệt lưỡi, xuất hiện trên niêm mạc các vết loét đỏ, sưng đau, nặng có thể có mủ. Người mắc bệnh này thường có cảm giác đau nóng rát nhất là khi gặp thức ăn mặn, chua cay, miệng hôi, người cảm giác nóng hay sốt nhẹ, nước tiểu màu vàng, đại tiện táo, lưỡi đỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY