Kinh tế xã hội hôm nay

Những người xin ra khỏi hộ nghèo: Cuộc sống bớt khổ, nhận hỗ trợ thấy có lỗi

Khi vừa đủ ăn, hàng chục hộ ở Kon Tum xin ra khỏi hộ nghèo để nhường sự hỗ trợ cho người khó khăn hơn. Bởi với họ, cuộc sống bớt khổ, mình tiếp tục nhận hỗ trợ thì có lỗi với bà con, lương tâm cắn rứt.

“trong làng vẫn còn nhiều người già, hộ đông con khó khăn hơn mình. nếu tiếp tục nhận hộ nghèo mình thấy ngại lắm. nhà mình không dư dả, nhưng cũng đã đủ ăn rồi. mình xin ra khỏi hộ nghèo để nhường lại suất hỗ trợ cho những hộ khó khăn hơn”, ông a thư (trú làng đăk kang peng, xã diên bình, huyện đăk tô, kon tum) nói về lí do xin ra khỏi hộ nghèo của gia đình mình.

Nhà có 10 người con nhưng chỉ có vài sào rẫy canh tác cà phê, vợ chồng ông Thư gồng mình làm thuê quanh năm suốt tháng cũng chẳng đủ ăn. Ông bảo rằng, từ xa xưa quan niệm của cha ông người Rơ Ngao là phải đẻ dày. “Đông con thì nhiều của, cứ đẻ, bao giờ đẻ hết trứng thì thôi”, người đàn ông 46 tuổi nói.

Trong làng Đăk Kang Peng này ai cũng vậy, nhiều nhà có từ 9 - 10 đứa con. Nhà ít con cũng 5-7 đứa. Quan niệm của cha ông đã khiến không chỉ vợ chồng ông Thư, mà cả làng trở thành những cái “máy đẻ”.

Nhà ông Thư bắt đầu kiệt quệ khi đứa con thứ 4 mắc bệnh ung thư máu. Những gì trong nhà có thể bán được họ đều đem đi bán, đổi lấy tiền chữa trị cho con. Cũng từ đó gia đình ông trở thành hộ nghèo.

Những người xin ra khỏi hộ nghèo: 'Cuộc sống bớt khổ, nhận hỗ trợ thấy có lỗi' - ảnh 1

Vợ chồng ông Thư có đến 10 người con

Ảnh: Đức Nhật

Mấy đứa con cứ lần lượt học hết lớp 9 rồi bỏ ngang. chúng ở nhà phụ cha mẹ lên nương. cũng có đứa vào tận bình dương tìm việc. cuộc sống của gia đình ông thư chỉ xoay quanh hai chữ đói nghèo.

A thuận, đứa con xấu số của vợ chồng ông thư đã mất được 2 năm nay. những chuyện buồn cũng theo thời gian mà nhạt nhòa dần. 3 đứa con lớn của vợ chồng anh cũng lập gia đình rồi đi làm ăn xa. gánh nặng về kinh tế cũng giảm dần từ đó. bây giờ khi đã đủ ăn, vợ chồng a thư xin ra khỏi hộ nghèo, nhường lại phần hỗ trợ cho những hộ dân đông con nhưng ít của khác.

“Vợ chồng mình nhận hỗ trợ nhiều năm rồi. Bây giờ cuộc sống bớt khổ hơn, mình vẫn tiếp tục nhận hỗ trợ thì có lỗi với bà con, lương tâm mình cắn rứt lắm. Vậy là vợ chồng mình bàn bạc với nhau cố gắng làm lụng để thoát nghèo thôi. Không nhận hỗ trợ của Nhà nước nữa”, ông Thư chia sẻ.

Vợ chồng chị y loan (28 tuổi, thôn đăk trăm, xã đăk trăm, huyện đăk tô) là một trong những hộ đầu tiên tự nguyện viết đơn xin thoát khỏi hộ nghèo của xã.

Chị Loan tiếp PV trong căn nhà nhỏ vài chục mét vuông được dựng bằng ván gỗ, bên ngoài lợp tôn. Căn nhà trống huơ, chẳng có gì đáng giá ngoài bộ bếp ga trong căn bếp tuềnh toàng, vài bao lúa mới thu hoạch nằm vạ vật ở góc nhà.

Những người xin ra khỏi hộ nghèo: 'Cuộc sống bớt khổ, nhận hỗ trợ thấy có lỗi' - ảnh 2

Chị Y Loan quyết tâm xin ra khỏi hộ nghèo vì còn trẻ, có sức lao động

Ảnh: Đức Nhật

Chị y loan cho biết, đến cuối năm 2018, gia đình chị vẫn thuộc diện hộ nghèo của xã. nhà có 5 sào mì, 1 sào bời lời và 2 sào lúa, song do kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, cùng với ảnh hưởng của giá cả nông sản xuống thấp, dịch bệnh hoành hành nên thu nhập của gia đình từ nông nghiệp không cao. hai đứa con đang còn tuổi ăn tuổi học, nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn.

Thế nhưng, năm 2019, gia đình chị vẫn đã quyết định viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo, tự lực vươn lên để nhà nước dành các chế độ hỗ trợ cho gia đình khác khó khăn hơn. nguyện vọng của gia đình chị được chính quyền địa phương chấp thuận.

“mình thấy hai vợ chồng mình còn trẻ, còn sức lao động, kiếm tiền nuôi các con. trong khi có nhiều nhà có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, rồi người già, người tàn tật không có sức đi làm. khó khăn thì ai cũng khó khăn, nhưng mình đỡ hơn thì mình xin thoát nghèo để nhà nước tập trung lo cho những người nghèo khó hơn mình”, chị y loan chia sẻ.

ông nguyễn trung thuận, phó giám đốc sở lđ-tb-xh tỉnh kon tum cho biết, tính riêng trong năm 2019, tỉnh đã có 83 hộ dân viết đơn xin thoát nghèo. sau khi nhận được đơn, ngành lđ-tb-xh đã phối hợp với chính quyền địa phương đánh giá cụ thể và nhận thấy các hộ dân này cơ bản có kinh tế ổn định, vượt qua ngưỡng chuẩn nghèo quốc gia, thoát nghèo bền vững.

“chúng tôi rất ghi nhận và biểu dương các hộ dân tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo, xem đây là điểm sáng trong công tác giảm nghèo ở kon tum và là tấm gương tốt cho các hộ nghèo khác học tập, noi theo. trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu cho ubnd tỉnh tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là tạo điều kiện vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội để phát triển sản xuất; cũng như tham gia các chương trình, hợp phần hỗ trợ sản xuất để hướng dẫn cho các hộ nghèo khác vươn lên thoát nghèo”, ông nguyễn trung thuận nói.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/nhung-nguoi-xin-ra-khoi-ho-ngheo-cuoc-song-bot-kho-nhan-ho-tro-thay-co-loi-1234027.html)

Tin cùng nội dung

  • Trước đây người ta thường biết đến mề đay như một căn bệnh chỉ gây khó chịu trong cuộc sống hàng ngày mà không nghĩ rằng đôi khi nó cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Theo PGS. TS. Trần Hậu Khang, GĐ BV Da liễu Trung ương, dị ứng ngày nay được coi là bệnh của cuộc sống hiện đại, có thể xảy ra với mỗi người, mỗi gia đình.
  • Mỗi ngày, có hơn 4.500 người bệnh trên cả nước đang chờ máu tại các bệnh viện, với họ hi vọng sống duy nhất phụ thuộc vào những đơn vị máu được hiến tặng từ người hiến máu tình nguyện.
  • Tôi năm nay 29 tuổi, từ nhỏ đến lớn luôn có một mục tiêu gì đó để phải làm và theo đuổi.
  • Nghiên cứu thuộc trường Đại học McGill ở Montreal, Canada phát hiện một loại phân tử chỉ có ở người và linh trưởng mà một lượng nhỏ phân tử này cũng có thể hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm.
  • Khoảng 3 năm nay, em luôn cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống, rất lo lắng cho tương lai. Vì em là gay nên có nhiều điều phải suy nghĩ...
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…