Khi cảm nhận của mũi đột nhiên kém đi sẽ xuất hiện những xáo trộn về khứu giác, dẫn đến chứngsuy khứu giác (mất chức năng ngửi mùi và giảm sút chức năng hoạt động của khứu giác).
Trong nghiên cứu kiểm tra tác động của các loại thực phẩm nhiều chất béo đối với khứu giác, cácnhà khoa học tại Đại học bang Florida (Mỹ) nhận thấy chế độ ăn uống giàu chất béo có liên quan vớinhững thay đổi về cấu trúc và chức năng quan trọng trong hệ khứu giác.
Nghiên cứu được công bố trên chuyên san Neuroscience cho thấy ở những con chuột có chế độ ănnhiều chất béo, chỉ có 50% tế bào thần kinh có thể hoạt động để mã hóa tín hiệu mùi.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể chứng minh mối liên hệ giữa một chế độ ăn uống kémvới tình trạng mất chức năng ngửi mùi. "Điều này cũng mở ra nhiều khả năng cho các cuộc nghiên cứuvề bệnh béo phì", nhà nghiên cứu Nicolas Thiebaud nói.
Bệnh tiểu đường có thể làm giảm khả năng khứu giácBệnh tiểu đường dẫn đến biến chứng tổn thương thần kinh, không những làm cho chân tay, đùi đaunhức, tê liệt mà còn khiến chức năng ngửi của mũi bị ảnh hưởng.
Một nghiên cứu của BV Henry - Mont Dore thuộc Đại học Paris phát hiện, 68 người bị bệnhtiểu đường tham gia kiểm tra đo khứu giác có khả năng ngửi thấp hơn 30 người tham gia mạnhkhỏe.
Cảm, nghẽn mũi có thể làm cho khứu giác tạm thời không nhận biết đượcmùiNgười bệnh có triệu chứng về bệnh mũi như nghẹt mũi, chảy mũi trước hay sau, đau vùng mặt có thểđịnh hướng về mất khứu giác do dẫn truyền.
Mất khứu giác sau cảm cúm hay có cảm giác không đúng về mùi thường hướng chẩn đoán về mất khứugiác do tiếp nhận.
Mang thaiTS Myrthy của trường Đại học Leicester (Anh) cho biết, khả năng ngửi của khoảng 30% bà bầutrong thời kỳ cuối mang thai bị giảm sút. Nguyên nhân chủ yếu là mức độ estrogen tăng cao để tăngcường dưỡng chất cung cấp cho thai nhi, khiến các mao mạch trong mũi sưng nề, ảnh hưởng khứugiác.