3 tháng đầu hôm nay

Những nguyên nhân sảy thai thường gặp ở thai phụ

Theo ước tính cứ khoảng 5 thai phụ thì có 1 người bị sảy thai. Và hầu hết những trường hợp sảy thai đều xảy ra trong vòng 3 tháng đầu. Có rất nhiều nguyên nhân gây sảy thai, nhưng nếu biết trước được nguyên nhân thì thai phụ cũng có thể phòng tránh nhằm hạn chế rủi ro cao nhất.
Chị Minh Uyên (Q. 12) kể: “Mình có thai được gần 3 tháng, chỗ làm xa lại đi ngược đường với ông xã nên cũng không được ông xã đưa đón, mình toàn tự chạy xe đi làm. Nhưng bữa đó chạy xe vô tình bị người ta va phải. Mình bị té, sau đó về đau bụng và ra máu, cuối cùng thì bị sảy thai. Mình bị sốc mất mấy tháng, vì có thai gần 3 tháng rồi mà cũng không giữ được”.

Sảy thai có nhiều nguyên nhân, nhưng trong số những trường hợp bị sảy thai thì có tới 20-30% trường hợp không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, theo bác sĩ Huỳnh Thị Thu Thủy – PGĐ Bệnh viên Từ Dũ thì sảy thai trong giai đoạn 3 tháng đầu có thể do một số nguyên nhân sau:

- Thai phụ bị mắc một số bệnh lý như: bệnh nội khoa nặng như tim, viêm phổi…, hay thai phụ bị nhiễm vi rút cúm, thương hàn, sốt rét, rubella… trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu.

- Thai phụ có những bệnh lý ở tử cung sẽ khó có khả năng mang thai an toàn như: u xơ tử cung, hở eo cổ tử cung, tử cung có vách ngăn…

- Thai phụ bị thiếu máu hoặc có tiền sử bị sảy thai cũng dễ bị sảy thai lại so với thai phụ bình thường.

- Yếu tố dinh dưỡng và môi trường (môi trường ô nhiễm nặng, những nơi có hóa chất độc hại…) cũng có nhiều tác động đến sự sống của thai nhi trước khi chào đời.

- Thói quen uống rượu, hút Thu*c hoặc ngay cả hút Thu*c lá thụ động rất có hại cho thai nhi. Trong khói Thu*c lá có chứa hàng ngàn loại hóa chất, trong đó có những chất đã được biết là có hại cho sức khỏe sinh sản, như chì, benzene và cadmium.

- Thai phụ bị những sang chấn như: T*i n*n, mang vác nặng, vận động mạnh, leo cầu thang nhiều, đi xa…

- Thai phụ bị căng thẳng quá mức hoặc những xúc động mạnh cũng là nguy cơ dẫn đến sảy thai.

- Đôi khi nguyên nhân gây sảy thai không nằm ở phía thai phụ mà có thể do trứng và tinh trùng không tốt, hoặc đôi khi hai cặp nhiễm sắc thể ở trứng và tinh trùng không sắp xếp đúng khi thụ thai…

- các trường hợp sẩy thai lien tiếp (từ 3 lần trở lên) có thể do bất đồng nhóm máu mẹ con, các dị tật dị dạng, rối loạn nhiễm sắc thể thai nhi….. Cũng có thể do suy hoàng thể thai kỳ sớm….

Bác sĩ Huỳnh Thị Thu Thủy cho biết thêm: Từ những nguyên nhân gây sảy thai thường gặp ở thai phụ trên thì thai phụ có thể tìm cách ngăn ngừa, đề phòng để hạn chế những việc sảy thai không mong muốn như:

- Trước khi có thai cần phải khám sức khoẻ tổng quát để biết rõ tình trạng cơ thể và chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho thời kỳ mang thai.

- Nên chích ngừa cúm, sởi, rubella trước khi mang thai 3 tháng.

- Khám thai sớm ngay khi trễ kinh hoặc biết mình vừa có thai.

- Trong thời gian mang thai phải theo dõi định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

- Tránh lao động nặng, hoặc tiếp xúc với các chất độc hại và hạn chế lo lắng, stress…

- Thai phụ nên vận động nhẹ nhàng, tránh những chấn thương, va chạm mạnh.

- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai

- Tránh hút Thu*c lá, uống rượu, sử dụng chất kích thích… Hoặc tránh xa môi trường có khói Thu*c.

- Khi có những triệu chứng bất thường như: nghén nhiều, đau bụng, ra huyết… trong khi mang thai phải đến cơ sở y tế ngay.

- Một số trường hợp sẩy thai do suy hoàng thể thai kỳ sớm, thiếu acid folid có thể uống Thu*c dự phòng khi bắt đầu mang thai hoặc trước khi có thai 3 -6 tháng.

Nguồn Internet
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhung-nguyen-nhan-say-thai-thuong-gap-o-thai-phu-27373.html)

Tin cùng nội dung

  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Sức khoẻ răng miệng không chỉ giới hạn ở răng. Bệnh đau và sưng tấy có thể phát triển trong và xung quanh miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY