Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những phản ứng khi tiêm mũi 3 có đáng ngại?

Hiện TP.HCM đã triển khai tiêm mũi 3 cho người dân, đặc biệt người trên 65 tuổi việc tiêm mũi 3 nhằm tăng cường hiệu lực của vắc xin

Đặc biệt, ngày 21/12, ban chỉ đạo phòng, chống dịch covid-19 thành phố vừa ban hành công văn 4332/bcđ-vx về việc điều chỉnh tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng covid-19 liều bổ sung và nhắc lại.

Thành phố điều chỉnh rút ngắn thời gian tiêm vắc xin phòng covid-19 liều nhắc lại từ 6 tháng xuống còn 3 tháng dành cho người trên 18 tuổi. người thuộc nhóm nguy cơ, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân covid-19, nhân viên y tế, lực lượng tuyến đầu chống dịch là nhóm ưu tiên triển khai trước.

Liều bổ sung sẽ tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên thuộc 2 nhóm có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang sử dụng hoặc đã sử dụng Thu*c ức chế miễn dịch trong vòng 06 tháng và nhóm người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin của hãng Sinopharm hoặc vắc xin Sputnik V.

Những trường hợp này sẽ được tiêm mũi 3 sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng. Việc tiêm chủng phải đảm bảo bao phủ cho toàn bộ người từ 50 tuổi trở lên. Sau khi đã tiêm liều bổ sung thì được coi là hoàn thành liều cơ bản.

Ảnh minh hoạ. 

Liều nhắc lại sẽ tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung ít nhất 03 tháng, ưu tiên cho người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế, lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Đối với những người đã mắc Covid-19, nếu chưa được tiêm liều bổ sung hoặc liều nhắc lại thì tiêm theo hướng dẫn như trên, ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định.

Thành phố dự kiến sẽ hoàn thành việc bao phủ liều bổ sung, liều nhắc lại vắc xin phòng covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên đang sinh sống tại thành phố trong tháng 01 năm 2022.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đối tượng được tiêm liều nhắc lại là người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế. Họ sẽ được tiêm một mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản.

Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA. Nếu trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin mRNA.

Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin véc tơ vi rút (vắc xin AstraZeneca).

Khi tiêm mũi 3 trong trường hợp tiêm vắc xin khác hai mũi đầu đều được ghi nhận an toàn. Theo PGS Đỗ Văn Dũng – Trường Đại học Y Dược TP.HCM việc tiêm mũi thứ 3 hoàn toàn giống mũi 1, mũi 2 thậm chí đổi vắc xin khác thì các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm mũi 3 vẫn là các phản ứng phổ biến như đau tại chỗ tiêm, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt... và có thể có các phản ứng hiếm gặp khác như phản ứng phản vệ, dị ứng nhưng rất hiếm.

Hiện các cơ sở sẽ tiến hành phân loại sàng lọc theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Những người sốc phản vệ lần tiêm trước thì có thể đổi sang vắc xin khác.
 
Sau tiêm, người tiêm cần ở lại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế tư vấn và theo dõi ít nhất 30 phút. Nếu thấy có bất thường xảy ra như dấu hiệu khó chịu, buồn nôn, phát ban, sưng tại chỗ tiêm cần báo cho nhân viên y tế.
 
Khi về nhà, cũng giống mũi tiêm trước người tiêm phải theo dõi thân nhiệt, cặp nhiệt độ khi sốt, sử dụng Thu*c hạ sốt đúng liều lượng và theo dõi đáp ứng với Thu*c hạ sốt.

Các dấu hiệu nguy cơ bao gồm: sốt cao trên 39 độ C, khó hạ nhiệt độ hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ; co giật; phát ban; tinh thần khó chịu, kích thích vật vã, lừ đừ...; khó thở hoặc khi có biểu hiện bất thường khác về sức khỏe, cần đến ngay cơ sở y tế.

Pgs dũng nhấn mạnh những người có bệnh nền, tiêm được qua 3 tháng thì nhanh chóng tiêm mũi 3 vì có thể hiệu lực giảm khả năng duy trì miễn dịch kém hơn nếu mắc covid-19 dễ trở nặng hơn.

K.Chi  

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/nhung-phan-ung-khi-tiem-mui-3-co-dang-ngai-401046.html)

Chủ đề liên quan:

covid-19 tiêm vác xin vắcxin mũi 3

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY