Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những phương Thuốc bổ thận tráng dương dân gian

Từ xa xưa, các danh y cũng như trong kinh nghiệm dân gian đã chế ra nhiều bài Thuốc có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sức mạnh phòng the cho các quý ông.
Từ xa xưa, các danh y cũng như trong kinh nghiệm dân gian đã chế ra nhiều bài Thuốc có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sức mạnh phòng the cho các quý ông. Xin giới thiệu một số bài Thuốc tùy theo từng thể bệnh:

Trị thận khí hư hàn phương: Đây là phương Thuốc có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, ích tỳ, ôn trung, trừ thấp. Thích hợp sử dụng cho người thận khí hư hàn, liệt dương, đau cột sống lưng, cơ thể nặng, tiếng nói đục, dương khí muốn tuyệt. (Phương trích trong “Bị cấp Thiên Kim yếu phương” của Trung Hoa).

Trong phương gồm có: ba kích 40g, bạch truật 40g, cam thảo 40g, can khương 20g, đỗ trọng 40g, ngũ vị tử 40g, ngưu tất 40g, nhục thung dung 40g, phục linh 40g, sinh địa 3kg, thiên môn 40g, xa tiền tử 20g. Tất cả tán bột, ngày uống 3 lần sau bữa ăn, mỗi lần 1 thìa canh chiêu với rượu.

Có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, ích tỳ, ôn trung, trừ thấp khiến đạt được công hiệu trị thận khí hư hàn, liệt dương.

Trị thận khí hư tổn phương: Đây là phương Thuốc bổ thận, tráng dương, cường kiện cân cốt. Trị thận hư tổn, tinh khí bất túc, lưng đau, chân đau, gầy ốm, liệt dương. (Phương được trích trong “Thái Bình Thánh Huệ phương” của Trung Hoa).

Trong phương gồm các vị: ba kích 40g, hùng cương tằm (sao sơ) 20g, lộc nhung (bỏ lông, rửa giấm, sao hơi vàng) 40g, ngũ vị tử 40g, ngưu tất 40g, nhục thung dung (tẩm rượu 1 đêm) 40g, thạch hộc 40g, thạch long nhục 1,2g, thiên hung (bào, bỏ vỏ, cuống) 80g, thỏ ty tử (ngâm tẩm rượu 3 đêm) 40g, viễn chí (bỏ lõi) 40g, xà sàng tử 40g. Tất cả tán thành bột mịn, cất đi sử dụng dần. Mỗi ngày uống 1 - 2 lần sau bữa ăn, mỗi lần uống 8g, chiêu với rượu ấm.

Trợ dương hoàn: Đây là phương cũng có công hiệu bổ thận, tráng dương, ôn dưỡng hạ nguyên. Nên phù hợp trị liệu với người mắc chứng thận hư tổn, dương đạo suy yếu, khiến cơ thể không có sức, tiểu nhiều.

Toàn phương gồm các vị: chung nhũ phấn 40g, hoàng kỳ (sao) 40g, lộc nhung (bỏ lông, nướng giấm) 40g, nhân sâm 40g, nhục thung dung (tẩm rượu) 40g, phụ tử (bào, bỏ vỏ, cuống) 40g, tằm sa (sao) 40g, thỏ ty tử (tẩm rượu) 40g. Tất cả tán bột trộn với mật làm hoàn to bằng hột ngô. Mỗi lần uống 20 viên, chiêu với rượu ấm hoặc nước muối nhạt vào lúc đói. Ngày uống 1 - 2 lần.

Bài Thuốc có công hiệu bổ thận, tráng dương, ôn dưỡng hạ nguyên nên thích hợp sử dụng trị cho người thận hư tổn.

BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nhung-phuong-thuoc-bo-than-trang-duong-dan-gian-n59324.html)
Từ khóa: trang duongbo than

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bong bóng cá còn gọi là phiêu giao, hoa giao, là bong bóng lấy từ trong ruột cá ra phơi khô. Món ăn này được cho là một trong “bát trân” (8 món ăn quý) có công hiệu bổ âm,
  • Theo Đông y, quả sim có vị ngọt, chát, tính bình có tác dụng hành huyết, chỉ huyết, bổ huyết, hoạt lạc.
  • Người già yếu thuộc phạm trù chứng “hư lao” của y học cổ truyền. Chứng “hư lao” thì lấy nguyên khí hao tổn làm đặc trưng và có liên quan chặt chẽ đến “tiên thiên”[1]mạnh hay yếu và nhất là “hậu thiên”[2] có được đầy đủ hay không. Để chữa chứng hư lao thì phải dùng phép bổ.
  • Bị suy giáp uống thêm loại Thuốc bổ gan liệu có phải là một sự kết hợp hoàn hảo?
  • Trong quan hệ T*nh d*c, đôi khi có những trục trặc mà ta không biết cách nào giải quyết.
  • Không ít người vì chưa hiểu rõ thế nào là Thuốc bổ thận tráng dương của YHCT nên hễ cứ nghe thấy “bổ dương” là uống lấy uống để chẳng cần đến các thầy Thuốc đông y bắt mạch.
  • Con trai tôi học lớp 3 bị tự kỷ - aspagor hang động - đang khám và điều trị ngoại trú theo đơn bác sĩ.
  • Ngũ vị tử còn gọi là ngũ mai tử, huyền cập, là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngũ vị (Schisandra sinensis Baill.), thuộc họ ngũ vị tử (Schisandraceae). Ngoài ra còn có nam ngũ vị tử là quả của cây nắm cơm (Kadsura japonica L.), cùng thuộc họ ngũ vị tử.
  • Hạt mè thường dùng chữa các chứng: tóc bạc sớm, suy nhược sau cơn bệnh, táo bón, ho khan, thiếu sữa sau khi sinh, ung nhọt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY