Pgs.ts nguyễn đức vinh, viện trưởng viện xã hội học, cho hay trong văn kiện đại hội đại biểu lần thứ xi của đảng năm 2011 đã thay đổi quan điểm từ giảm sinh sang duy trì mức sinh hợp lý. đến năm 2016, quan điểm duy trì mức sinh thay thế và nâng cao chất lượng dân số đã được thể hiện rõ qua kết luận số 119/kl-tw, ngày 4/1/2016, của ban bí thư "về tiếp tục thực hiện nghị quyết số 47-nq/tw của bộ chính trị khóa ix về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình". đó là: "duy trì mức sinh thay thế và điều tiết mức sinh hợp lý"; "tập trung chỉ đạo để giảm sinh ở những tỉnh, thành phố có mức sinh còn cao; duy trì kết quả đạt được ở những tỉnh, thành phố đạt mức sinh thay thế; thực hiện mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp".
nghị quyết số 21-nq/tw, ngày 25/10/2017, của hội nghị trung ương 6 khóa xii "về công tác dân số trong tình hình mới" đánh giá công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế sớm 10 năm so với mục tiêu đề ra, hạn chế tăng thêm hàng chục triệu người.
Nghị quyết số 21 cũng chỉ ra những thách thức, hạn chế chủ yếu trong công tác dân số, trong đó có sự chênh lệnh đáng kể về mức sinh giữa các vùng, tình trạng mức sinh giảm xuống quá thấp đã xuất hiện ở nhiều tỉnh/thành, mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh lên mức nghiêm trọng.
Nghị quyết chỉ rõ chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, cùng đó, đưa ra mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, miền, giảm mất cân bằng giới tính khi sinh và quy mô dân số 104 triệu người vào năm 2030.
Nghị quyết 21 đưa ra mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế. ảnh: chí cường
Từ chủ trương của đảng, ngày 22/11/2019, thủ tướng chính phủ ban hành chiến lược dân số việt nam đến năm 2030 với 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp nhằm đạt được mục tiêu tổng quát là "duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững".
Triển khai thực hiện chiến lược dân số việt nam đến năm 2030, ngày 28/4/2020, thủ tướng chính phủ tiếp tục ban hành quyết định số 588/qđ-ttg, phê duyệt "chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030" với mục tiêu cụ thể là tăng 10% mức sinh ở tỉnh/thành có mức sinh thấp, giảm 10% mức sinh ở tỉnh/thành có mức sinh cao và duy trì kết quả ở tỉnh/thành mức sinh thay thế.
Ông nguyễn doãn tú, tổng cục trưởng tổng cục dân số (bộ y tế), cho hay mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội, tác động rất lớn đến phát triển bền vững cho cả nước.
Nhiều chuyên gia kinh tế - xã hội còn cho rằng hệ lụy khi để mức sinh xuống quá thấp sẽ càng nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển, mới đạt mức thu nhập trung bình thấp như việt nam. hơn nữa, kinh nghiệm nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới cho thấy, mức sinh khi đã giảm sâu dưới mức thay thế thì rất khó tăng trở lại, ngay cả khi áp dụng những chính sách khuyến sinh rất tốn kém.
Trong khi đó, mức sinh cao làm dân số tăng quá nhanh, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục, làm tăng khoảng cách phát triển và chất lượng cuộc sống của nhân dân của các địa phương này so với các khu vực khác.
Các chuyên gia về xã hội học, dân số học đánh giá mức sinh thay thế ở việt nam được duy trì khá lâu (hơn một thập kỷ) nhưng được coi là chưa "vững chắc" bởi hầu hết các vùng đều có mức sinh cao hơn hoặc thấp hơn mức sinh thay thế và không ổn định. mức sinh ở khu vực nông thôn luôn cao hơn ở khu vực thành thị và khoảng cách hiện nay là hơn 0,4 con. riêng vùng đồng bằng sông hồng có mức sinh gần mức thay thế trong giai đoạn 2005 - 2013 nhưng đã tăng lên đáng kể trong mấy năm gần đây. trong khi đó, mức sinh ở vùng đông nam bộ lại giảm sâu dưới mức thay thế.
Tổng tỷ suất sinh của Việt Nam và các vùng, 2005 - 2019. Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê, 2020
Ông nguyễn doãn tú cho rằng điều chỉnh mức sinh, duy trì mức sinh thay thế và giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, địa phương sẽ góp phần ổn định quy mô dân số, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực cho phát triển đất nước. việc điều chỉnh này sẽ giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, địa phương góp phần giảm khoảng cách chênh lệch hoặc chí ít cũng làm chậm lại tốc độ gia tăng khoảng cách về thu nhập, mức sống giữa các vùng, các nhóm dân cư, giảm đói nghèo ở các khu vực khó khăn, nơi thường có mức sinh cao.
Chủ đề liên quan:
chính phủ Chính phủ về chính sách duy trì duy trì mức sinh thay thế mức sinh mức sinh thay thế mục tiêu quan điểm quan trọng thay thế