Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những sai lầm cha mẹ thường mắc phải khi hạ sốt cho trẻ

Khi thấy con bị sốt, rất nhiều bà mẹ lo lắng và vội vã tìm cách hạ sốt cho con theo kinh nghiệm mà không biết rằng mình đang phạm phải sai lầm. Dưới đây là những cách hạ sốt sai lầm, tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe của trẻ.

Lau mát cho trẻ bằng rượu, cồn, nặn chanh

Nhiều bà mẹ truyền tai nhau phương pháp làm mát cho trẻ bằng rượu, cồn hoặc chanh. Thực tế, cách làm này có thể hiệu quả với một số bé, nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác hại. Bởi rượu và cồn dù làm mát nhanh nhưng rất nguy hiểm. Bởi trong rượu và cồn có chứa một số hóa chất, khi thẩm thấu qua da dễ khiến trẻ bị ngộ độc, đặc biệt là với những trẻ có sức đề kháng yếu và mẫn cảm. Tương tự, chanh cũng giúp hạ sốt, nhưng trong chanh có chứa nhiều axit, có thể làm bỏng làn da non nớt của trẻ. Cách tốt nhất là mẹ chỉ nên dùng nước ấm để lau người cho trẻ. Trong trường hợp mẹ dùng chanh thì nên pha loãng để tránh gây kích ứng da cho con.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Uống thu*c hạ sốt quá sớm

Đây là thói quen của nhiều người vì nghĩ khi vừa sốt cho uống thu*c hạ sốt sẽ cắt sốt ngay. hoặc nhiều trường hợp khi cho trẻ đi tiêm chủng về lo con sốt liền cho uống thu*c để “phòng” trẻ sốt cao. thực ra, không phải lúc nào sốt cũng là do trẻ bị nhiễm trùng và cần uống thu*c. khi sốt nhẹ, 37,5 - 38 độ c, chưa cần dùng thu*c hạ nhiệt cho trẻ. trẻ sốt nhẹ ở mức 37,5-38,5 độ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn. đặt nhiệt kế ở nách là chính xác nhất, không đo ở miệng, trán hay hậu môn, cũng không cộng trừ thêm 0,5 độ như ngày trước.

Lạm dụng Thu*c đặt hậu môn để hạ sốt

Pgs.ts nguyễn tiến dũng, nguyên trưởng khoa nhi (bệnh viện bạch mai) cho rằng, đối với trẻ nhỏ không muốn uống thu*c hạ sốt vì sợ đắng hoặc những bé sơ sinh dễ trớ khi dùng thu*c hạ sốt đường uống thì thu*c hạ sốt đặt hậu môn là giải pháp lý tưởng. tuy nhiên, không nên lạm dụng thu*c nhét hậu môn vì thu*c có thể gây tác dụng phụ. tốt nhất là cha mẹ nên đo nhiệt độ chính xác rồi cho con uống thu*c với hàm lượng phù hợp, đủ liều lượng, trường hợp bất đắc dĩ mới phải đặt thu*c nhưng cũng không nên đặt nhiều.

Trước đây, một số quan niệm cho rằng, cách dùng viên đặt hạ sốt ở hậu môn sẽ qua gan ít hơn. thực tế, viên đặt hậu môn vẫn thấm vào máu như đường uống nên có nghĩa vẫn qua gan. cho nên, trẻ hay người lớn bị bệnh gan cũng không được dùng viên này bởi vẫn có thể gây ngộ độc.

Chườm đá lạnh khi trẻ sốt

Các mẹ thường cho nước đá vào túi nilon hoặc bọc vải rồi chườm đặt vào hai bên người bé gần nách. Cách này chỉ giúp làm mát tại vị trí chườm nhưng lại dễ làm trẻ bị bỏng lạnh. Biện pháp này còn làm co mạch, khiến lỗ chân lông không “mở” để thân nhiệt thoát ra ngoài. Sờ thấy trẻ mát bên ngoài chỉ là cảm giác do đá lạnh mang lại, còn thực tế trẻ vẫn sốt cao.

Việc có suy nghĩ phải hạ sốt nhanh bằng mọi cách cũng cần phải cân nhắc. khi thân nhiệt xuống quá nhanh, đột ngột dễ gây nguy hiểm cho trẻ do cơ địa trẻ không chịu được sự thay đổi quá nhanh. việc giảm sốt cần làm từ từ. thông thường thu*c hạ sốt hiện nay sau 30 phút uống bắt đầu có tác dụng, nhiệt độ giảm dần sau 1-2 giờ.

Ủ quá ấm cho trẻ

Rất nhiều bà mẹ có tâm lý cần phải ủ ấm cho con, nhất là trẻ sơ sinh, dù đang trong mùa hè. Khi con sốt, mẹ vẫn lo con lạnh nên ủ con bằng nhiều lớp chăn, quần áo. Cách làm này vô cùng tai hại, bởi nó khiến thân nhiệt trẻ càng tăng cao, nhiệt lượng không thoát ra được có thể làm con lên cơn co giật.

Cạo gió cho trẻ

Cạo gió là phương pháp dân gian rất phổ biến để hạ sốt. Tuy nhiên, nếu trẻ bị rối loạn đông máu, việc cạo gió sẽ gây nguy hiểm bởi rất khó để cầm máu. Đặc biệt, nếu trẻ bị sốt xuất huyết mà mẹ cạo gió sẽ khiến bác sĩ không thể xác định được, vùng nào là xuất huyết do bệnh, vùng nào là xuất huyết do cạo gió. Do đó, đối với trẻ nhỏ mẹ không nên áp dụng phương pháp này khi chưa biết rõ nguyên nhân sốt của con.

Kiêng nước hoàn toàn

Đây cũng là quan niệm của rất nhiều bà mẹ. Khi con bị sốt, mẹ thường kiêng tắm, kiêng luôn cả việc lau rửa cho con. Nhưng điều này là không cần thiết, thậm chí còn gây hại cho trẻ. Bởi khi bị sốt, cơ thể con khó chịu, dễ ra mồ hôi. Do đó, mẹ cần vệ sinh cho con bằng nước ấm, để con được sạch sẽ và dễ chịu hơn. Việc này còn giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ. Mẹ chỉ cần lưu ý, không để con ngâm mình trong nước lâu, chỉ nên tắm nhanh hoặc lau người bằng nước ấm là được.

Hạ sốt cho trẻ thế nào là đúng?

Thực ra, sốt không phải là một căn bệnh như nhiều người lầm tưởng, có những nguyên nhân gây sốt do nhiễm khuẩn cũng có những nguyên nhân gây sốt rất đơn giản như trẻ bị ủ ấm quá mức, sau chích ngừa hoặc do bị chấn thương, phỏng, mọc răng,… Tuy nhiên, sốt cao có thể khiến trẻ khó chịu và xuất hiện triệu chứng đau đầu, tim đập nhanh, gia tăng sự mất nước, muối và các vitamin trong nước. Thậm chí nếu sốt trên 38,50C, trẻ dưới 5 tuổi có thể bị co giật.

Để tránh những sai lầm đáng tiếc khi chăm sóc trẻ sốt cao, các mẹ cần bình tĩnh chủ động tìm hiểu nguyên nhân cũng như tiến hành các bước hạ sốt phù hợp cho trẻ sau đây:

- Để trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, không ủ ấm, không cởi hết đồ của trẻ.

- Cho trẻ nằm nơi thoáng mát, giảm nhiệt độ phòng, tránh gió.

- Lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Tránh dùng nước lạnh, tuyệt đối không dùng nước có pha rượu, cồn.

- Cho trẻ uống nhiều nước và các dung dịch khác như sữa, nước trái cây, dung dịch nước biển khô.

- Cần theo dõi nhiệt độ trẻ bằng nhiệt kế sau mỗi 4 giờ.

- cho trẻ uống thu*c hạ sốt theo đúng liều lượng.

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/nhung-sai-lam-cha-me-thuong-mac-phai-khi-ha-sot-cho-tre-60035.html

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-sai-lam-cha-me-thuong-mac-phai-khi-ha-sot-cho-tre/20211201060037474)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết nóng nực, mấy ông trong xóm rủ nhau ra quán nước dưới gốc cây đa đầu làng ngồi cho mát. Khi đi, ông Long không quên cho lọ Thuốc nhỏ mũi vào túi áo.
  • Vừa qua trên các phương tiện truyền thông có thông tin vừa tìm thêm ra Thu*c kháng sinh mới. Bệnh nhân bị đau tay, bị thương hay bị nhiễm khuẩn, bất cứ nặng hay nhẹ cũng được cho uống Thu*c kháng sinh.
  • Số liệu từ Khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết trung bình mỗi ngày tại khoa có 60 - 70 bé đến khám và tư vấn liên quan đến vấn đề dinh dưỡng. Trong đó, rất nhiều bé bị bệnh do lạm dụng Thuốc bổ, thậm chí có trường hợp phải cấp cứu!
  • Lê rất tốt cho hệ miễn dịch của bạn, có chứa các chất chống oxy hóa. Ăn lê thường xuyên giúp bạn bớt ốm vặt.
  • Nắng nóng như thiêu như đốt trên 40 độ C khiến nhiều trẻ nhỏ lũ lượt được đưa đi khám với biểu hiện sốt do say nóng, trẻ sốt cao nhưng mũi họng không có biểu hiện viêm nhiễm, chảy nước.
  • Kim ngân có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ lỵ. Dùng cho các trường hợp nhiễm khuẩn, virut gây bệnh cấp tính sốt nóng, viêm khí phế quản, đau rát họng,
  • Lạm dụng quá nhiều Thuốc xịt mũi, nhỏ mắt, dầu gió… nhiều teen không biết rằng cách chăm sóc bản thân quá kĩ này có thể gây họa cho sức khỏe.
  • Mangyte -Sốt cao co giật ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn do biểu hiện phản ứng nhiễm khuẩn của cơ thể mà gây ra như: viêm họng, viêm não, viêm màng não, viêm phổi…
  • Khi trẻ bị sốt, các bà mẹ sẽ nghĩ ngay đến việc lau mát để giảm nhiệt độ, nhưng không phải ai cũng biết lau mát đúng cách.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY