Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những sai lầm cơ bản khi uống nước cần loại bỏ ngay tránh rước hoạ vào thân

Thời tiết mùa hè nóng bức cũng là lúc chúng ta mất đi một lượng nước lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bổ sung nước đúng cách và phù hợp.

Chỉ uống nước khi khát

Khi bạn cảm thấy khát thì cũng có nghĩa là cơ thể đã mất đi 1% lượng nước cần thiết. Cơn khát đến cũng giống như hình ảnh nước tràn ly, tức là chỉ khi sự mất nước thật sự báo động thì cơ thể mới báo khát.

Uống nước không chỉ để thỏa mãn cơn khát mà còn góp phần tham gia vào quá trình trao đổi chất, để cơ thể hô hấp dễ dàng hơn.

Thời gian dài thiếu nước sẽ làm gia tăng độ đặc của máu, dẫn đến các bệnh về tim, huyết quản. Ngoài ra, càng không chú ý uống nước, thói quen uống nước sẽ ngày càng ít, và điều này thì không có lợi cho sức khỏe một chút nào!

Uống quá nhiều nước trong ngày

Uống ít nước không tốt nhưng uống quá nhiều nước cũng chưa chắc đã có lợi. Viện Y học Mỹ khuyến cáo nam giới nên uống khoảng 3,7 lít nước mỗi ngày trong khi con số này ở phụ nữ là 2,7 lít tức, tương đương 8 cốc nước.

Tuy nhiên con số này không chỉ đến từ lượng nước uống trong ngày mà còn bao gồm nước từ tất cả các loại thực phẩm và đồ uống bạn nạp vào cơ thể.

Đừng tự ép cơ thể phải nạp vào một lượng nước quá nhu cầu. Uống quá nhiều nước sẽ gây quá tải cho thận, kèm theo là các dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng cũng theo nước tiểu mà ra ngoài.

Dùng nước ngọt thay thế nước lọc

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc uống nhiều nước ngọt rất có hại cho sức khỏe. Các hậu quả "khủng khiếp" sẽ xảy ra với cơ thể nếu như bạn uống nước ngọt thay nước lọc mỗi ngày.

Hãy tập thói quen uống nước lọc bởi những lợi ích sau: Uống nước lọc trong suốt 9 ngày sẽ giảm được lượng calo như khi chạy bộ 8km mỗi ngày, giúp làn da tươi sáng hơn, tăng cường khả năng trao đổi chất, giúp cải thiện khả năng hoạt động của tim, tăng cường khả năng bài tiết, hạn chế nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp hay viêm bàng quang hay thậm chí là ung thư ruột,...

Không uống nước trước khi đi ngủ?

Nhiều người lo sợ việc uống nước trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn ngủ không ngon giấc do bị “đánh thức” đi vào nhà vệ sinh vào lúc nửa đêm phải không nào? Tuy nhiên uống một lượng nước nhỏ không những không khiến bạn mất ngủ mà còn có tác dụng làm nhuận đường hô hấp, máu tuần hoàn tốt hơn từ đó khiến bạn ngủ ngon hơn. 

Mặt khác khi bạn ngủ cơ thể sẽ rất dễ bị mất nước khiến các hệ cơ quan hoạt động uể oải, thiếu nhịp nhàng về lâu dài có thể gây hại sức khỏe rất trầm trọng. Chính vì vậy, hãy uống một vài ngụm nước ấm trước khi đi ngủ để góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe của chính mình nhé.

Không uống nước khi ngủ dậy

Cơ thể bạn trải qua một đêm dài không được cung cấp nước trong khi hoạt động của các hệ cơ quan vẫn diễn ra bình thường. Chất thải trong cơ thể đang cần được rửa sạch. Uống nước ngay sau khi ngủ dậy không chỉ có tác dụng cung cấp nước mà còn giúp cơ thể bạn giải độc một cách hiệu quả.

Uống nước trong lúc ăn

Hệ tiêu hóa sẽ bị "đe dọa", nhất là hoạt động của dạ dày nếu bạn có thói quen uống nước trong lúc ăn. Vì theo các nhà khoa học, nước sẽ pha loãng các dịch vị được tiết ra để tiêu hóa thức ăn, đồng thời làm tăng lượng insulin trong cơ thể và tích tụ chất béo.

Uống nước quá lạnh

Làm giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch, dẫn đến tình trạng khô, rát họng, viêm họng. Ngoài ra còn làm các vi mạch máu trong dạ dày bị co thắt đột ngột, làm giảm chức năng tiêu hóa, dẫn đến các bệnh như đau bụng, tiêu chảy.

Trang Dung (Tổng Hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/nhung-sai-lam-co-ban-khi-uong-nuoc-can-loai-bo-ngay-tranh-ruoc-hoa-vao-than-a474924.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY