Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Những sai lầm dễ tăng nặng bệnh tăng huyết áp

Mùa đông dễ gây ra tai biến mạch máu não, đột quỵ cho người mắc bệnh tăng huyết áp. Những sai lầm nhiều người đang mắc phải dưới đây sẽ khiến bệnh thêm nặng.
Các bạn trẻ từ 25 tuổi trở lên cũng cần phải kiểm tra huyết áp định kỳ để sớm phát hiện bệnh. Ảnh: P.T

Sai lầm thường hay gặp

PGS.TS Hà Hoàng Kiệm – giảng viên Khoa Nội (Học viện Quân Y) cho biết, tăng huyết áp (THA) là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý tim mạch. Nhiều trường hợp những biểu hiện của bệnh THA không được rõ ràng nên người bệnh chủ quan. Cũng từ đó đã có những lầm tưởng hết sức nguy hiểm về căn bệnh này.

* Tăng huyết áp là do thần kinh căng thẳng

Một số người nghĩ rằng, THA là do bị căng thẳng về thần kinh. Bởi vậy họ thường chỉ uống Thu*c khi bản thân cảm thấy khó chịu, căng thẳng về tinh thần. Nhưng THA không chỉ do căng thẳng về tinh thần mà nó là một bệnh. Có những người dù sống trong điều kiện thoải mái, nhẹ nhàng vẫn bị THA.

* Ngừng Thu*c khi huyết áp về bình thường

Sau khi uống Thu*c một thời gian, trị số huyết áp trở lại mức bình thường, nhiều người liền ngừng uống Thu*c vì cho rằng đã hoàn toàn khỏe mạnh, uống tiếp sẽ gây tụt huyết áp. Điều này thực sự nguy hiểm vì huyết áp đã về bình thường là do tác dụng của Thu*c, nếu ngừng Thu*c huyết áp sẽ tăng trở lại.

Hơn nữa, khi huyết áp tăng cao thường không có biểu hiện gì đặc biệt nên người bệnh khó nhận biết và có thể gây ra các tai biến nguy hiểm. Điều trị THA chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải điều trị lâu dài, liên tục nên phần lớn người THA đều phải uống Thu*c huyết áp suốt đời.

*Chỉ người già mới bị

GS.TS Nguyễn Lân Việt - Giám đốc Ban quản lý Dự án Phòng, chống tăng huyết áp cho biết, không hiếm người cho rằng chỉ người cao tuổi mới bị THA. Không phải chỉ người cao tuổi mới mắc bệnh và càng không phải người trẻ tuổi là không mắc bệnh.

Theo điều tra gần đây của Viện Tim mạch Việt Nam tại 8 tỉnh, thành phố của nước ta, tỷ lệ THA của những người từ 25 tuổi trở lên đã là 25,1%. Trong đó có 52% không biết mình bị THA; 30% số người biết bị THA nhưng không điều trị; 64% số người biết bị THA đã được điều trị nhưng không đạt huyết áp mục tiêu.

* Mùa lạnhkhông nên chơi thể thao

Do bệnh THA có thể dẫn đến tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim nên nhiều người nghĩ không nên chơi thể thao, nhất là mùa lạnh càng nên kiêng. Thực tế, người THA cần phải luyện tập một cách đều đặn để giúp ổn định huyết áp, mạch máu lưu thông…

Người THA có thể chọn một số môn nhẹ nhàng như đi bộ, chạy chậm, bơi lội, bóng bàn… Nên tập vừa sức mình, tốt nhất là mỗi ngày tập 20 - 30 phút hoặc tập 3 lần mỗi tuần, không nên tập kéo dài hơn về thời gian và nặng về cường độ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, người bệnh THA vận động tay chân thường xuyên trong ngày rất tốt cho tim mạch.

Sống khỏe với bệnh tăng huyết áp trong mùa lạnh

PGS.TS Hà Hoàng Kiệm cho biết, huyết áp về mùa đông tăng cao hơn huyết áp về mùa hè khoảng 5mmHg. Hơn nữa, huyết áp rất khó khống chế do nhiệt độ thấp, các mao mạch sẽ co lại để thân nhiệt ổn định, giảm bớt sự tỏa nhiệt khiến lực cản huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên. Mồ hôi lại ra ít khiến dung lượng máu tăng lên. Nhiệt độ thay đổi đột ngột, nguy cơ chủ yếu là gây ra biến chứng, đặc biệt là xuất huyết não, đứt mạch máu do thiếu máu và Tu vong do nhồi máu cơ tim.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên THA, tuy nhiên khoảng >95% các trường hợp không phát hiện được nguyên nhân. Để sống khỏe với THA trong mùa lạnh, người mắc bệnh THA cần tuân thủ việc khám, điều trị và uống đều đặn Thu*c huyết áp. Không nên tùy tiện dừng uống bởi sẽ dễ THA đột biến sau 40 giờ ngừng Thu*c.

Ngoài ra, cần điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt để phù hợp với tình trạng sức khỏe. Nên tắm bằng nước ấm và tuyệt đối tránh tắm quá lâu hoặc tắm khuya. Không nên tắm gội cùng một lúc, ra ngoài tập thể dục vào lúc sớm vì lúc này nhiệt độ còn thấp, sự chênh lệch với nhiệt độ cơ thể dễ khiến các mạch máu co lại, tăng nguy cơ huyết áp.

Thậm chí, bệnh nhân có thể bị đột quỵ hoặc tai biến mạch máu não. Tốt nhất vận động trong nhà trong những ngày giá lạnh. Khi ra ngoài nên mặc quần áo ấm, nhất là giữ ấm đầu, cổ, bàn chân để tránh nguy cơ bị nhiễm lạnh. Hạn chế những yếu tố gây lo âu quá mức, không nên quá căng thẳng, bức xúc…

Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, để điều trị THA, người bệnh cần sử dụng một số Thu*c hạ áp để đạt được huyết áp mục tiêu. Tuy nhiên có một số trường hợp THA kháng trị (đã sử dụng từ 3 loại Thu*c hạ áp trở lên, trong đó đã có Thu*c lợi tiểu) nhưng vẫn chưa đạt được huyết áp mục tiêu (< 140/90 mmHg). Trong trường hợp này gần đây người ta có áp dụng một kĩ thuật mới là triệt phá các thần kinh giao cảm quanh động mạch thận bằng sóng RF.

Việc điều chỉnh lối sống hợp lý phối hợp với điều trị các bệnh lý khác và yếu tố nguy cơ đi kèm cũng hết sức cần thiết. Cần hình thành chế độ ăn nhạt, không sử dụng rượu, bia và các chất cồn quá nhiều, hạn chế ăn mỡ động vật và thức ăn chứa nhiều cholesterol. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa và chế phẩm từ đậu. Không hút Thu*c vì nó ảnh hưởng đến nội mạc của mạch máu, gây ra xơ vữa mạch và gây nhồi máu cơ tim.

Cách đo huyết áp đúng

Đo huyết áp là phương pháp duy nhất để biết mình có bị THA hay không. Gọi là THA khi huyết áp tối đa >140mmHg và hoặc huyết áp tối thiểu >90 mmHg. Huyết áp phải được đo khi người bệnh trong trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi (không gắng sức ít nhất 5 phút trước khi đo), không dùng các chất kích thích ảnh hưởng đến huyết áp như trà, cà phê, Thu*c lá… Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau 1 – 2 phút. Nếu đo huyết áp giữa hai lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại lần ba sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Lần đo huyết áp đầu tiên, nên đo huyết áp ở cả hai tay.

PGS.TS Hà Hoàng Kiệm


Theo Phương Thuận - Gia đình & Xã hội

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-sai-lam-de-tang-nang-benh-tang-huyet-ap-n232323.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Cao huyết áp (còn gọi là “lên tăng-xông”) xảy ra khi máu của bạn di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cao huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY