Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những thói quen âm thầm tàn phá xương khớp của bạn, cần sớm thay đổi

MangYTe – Có những thói quen mà hằng ngày chúng ta vẫn làm vì cho rằng bình thường, nhưng nó lại chính nguyên nhân âm thầm tàn phá xương khớp của bạn.

Bẻ khớp tay, vặn lưng, cổ thường xuyên

Những thói quen âm thầm tàn phá xương khớp của bạn, cần sớm thay đổi - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Khi nhức mỏi, nhiều người có thói quen bẻ khớp ngón tay, ngón chân, hay vặn lưng, vặn cổ, tuy nhiên, đây lại là một thói quen sai lầm và có thể làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh về khớp.

Theo các chuyên gia, việc bắt các khớp xương hoạt động quá sức, đột ngột sẽ dễ làm tổn thương và phá hủy cấu trúc sụn khớp hoặc cấu trúc dây chằng xung quanh khớp, từ đó gây hại không nhỏ cho xương khớp. Đặc biệt, tình trạng này nếu kéo dài quá lâu còn làm khớp của bạn nhanh bị thoái hóa, biến dạng khớp, to khớp ở các vùng ngón tay hoặc có nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng…

Thường xuyên đi giày cao gót

Những thói quen âm thầm tàn phá xương khớp của bạn, cần sớm thay đổi - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót sẽ khiến các khớp chịu áp lực lớn, đặc biệt là khớp gối và cả cổ chân. nếu không hạn chế thói quen này, không những sức khỏe của xương khớp bị ảnh hưởng mà tuần hoàn máu cũng bị cản trở, dẫn đến nhiều vấn đề cho cơ thể của bạn.

Tư thế ngồi không đúng tư thế

Những thói quen âm thầm tàn phá xương khớp của bạn, cần sớm thay đổi - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Do mải mê đăm chiêu với công việc, nhiều người có thói quen cong lưng và cơ thể hơi "đổ" về phía trước nên sẽ tạo gánh nặng cho cột sống, lâu ngày gây ra các bệnh về cột sống hoặc vấn đề ở các khớp nối xương.

Ngoài ra, khi chỗ ngồi của bạn không có điểm cố định để tựa lưng cũng dễ khiến cột sống bị mỏi do quá sức, không được thư giãn. Tốt nhất là trang bị cho mình một chiếc ghế có lưng tựa hay kèm theo một chiếc gối, sao cho khi ngồi trên ghế lưng phải có được điểm tựa, giảm áp lực cho lưng.

Ngồi lâu tại một vị trí

Những thói quen âm thầm tàn phá xương khớp của bạn, cần sớm thay đổi - Ảnh 5.

Ngồi làm việc hay đứng quá lâu tại một vị trí khiến tuần hoàn máu ở chân sẽ giảm, cơ mông, hông ngày càng trở nên kém linh hoạt, xương dần mỏng đi, giòn và dễ gãy hơn. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người thường xuyên ngồi làm việc lâu dưới máy vi tính sẽ có nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới cột sống nhiều hơn so với những người thường xuyên vận động.

Thường xuyên dùng điện thoại

Những thói quen âm thầm tàn phá xương khớp của bạn, cần sớm thay đổi - Ảnh 6.

Ảnh minh họa

Đây cũng là một thói quen gây hại xương phổ biến. Không chỉ tư thế nằm nghiêng xem điện thoại mới gây hại mà ngay cả khi bạn ngồi ngay ngắn nhưng mắt vẫn không rời màn hình điện tử thì sẽ khiến đốt sống cổ căng cứng, gây đau lưng, thoái hóa cột sống và hại cả mắt.

Tập luyện quá sức

Những thói quen âm thầm tàn phá xương khớp của bạn, cần sớm thay đổi - Ảnh 7.

Ảnh minh họa

Khi các nhóm cơ của bạn phải làm việc quá tải thì nó sẽ dần suy yếu và không thể giữ vững được các cấu trúc như cột sống, khớp gối, cổ chân… Do đó, bạn nên tránh việc tập luyện quá sức mà chỉ tập vừa phải để phù hợp với thể lực của cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động đi khám sức khỏe định kỳ để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình nếu thấy có triệu chứng đau khớp thường xuyên.

M.H (th)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/nhung-thoi-quen-am-tham-tan-pha-xuong-khop-cua-ban-can-som-thay-doi-20210412111857205.htm)

Tin cùng nội dung

  • Các Thuốc giảm đau, chống viêm thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp.
  • Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe, mọi người phải ăn uống, làm việc, học tập, nghỉ ngơi có thời lượng nhất định, bảo đảm giấc ngủ đủ, sống có kỷ luật, vân vân.
  • Nguyên nhân đau nhức khớp vào mùa lạnh là do không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da bởi các lỗ chân lông, làm cho mạch máu tại các vùng da đó co lại
  • Chứng đau nhức xương, khớp gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi (NCT).
  • Theo một nghiên cứu ở Việt Nam, có đến 66% người từ 40 tuổi trở lên mắc nguy cơ thoái hóa khớp, những vị trí thường gặp nhất là cột sống thắt lưng (43%)
  • Người cao tuổi (NCT) sống lâu, sống có ích là một điều rất mừng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để sống vui, sống khỏe, sống có ích lại là một việc không hề đơn giản, nó cần phải có sự nỗ lực của chính bản thân NCT.
  • Các bệnh xương khớp cũng rất phổ biến trong nhân dân. Có tới 6% người từ 16 tuổi trở lên mắc bệnh xương khớp. Tuy nhiên ở những người trên 60 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh xương khớp trở nên rất cao, lên tới 60%.
  • Bí quyết trường xuân khá đơn giản, nằm trong tay của mỗi người và ai cũng cần phải thực hiện hàng ngày: đó là ăn uống, thư giãn và vận động cơ thể.
  • BS Võ Quang Đình Nam, BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, trong giai đoạn xương phát triển nhanh của tuổi dậy thì, trẻ sẽ gặp những rối loạn về cơ xương khớp đáng lo ngại.
  • Tôi 43 tuổi, bị gãy chân giờ xương khớp đã bị ch*t. Tôi muốn đi thay mà không biết tốn bao nhiêu tiền? Tôi nên điều trị ở BV nào thì tốt? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Hong - lethi…@yahoo.com)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY