Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những thực phẩm nên ăn khi bị viêm loét dạ dày

Khi bị viêm loét dạ dày, bên cạnh điều trị bằng Thu*c, bạn nên ăn những thực phẩm dưới đây để hỗ trợ cơ thể hấp thụ Thu*c và kháng sinh hiệu quả hơn.

Súp lơ: Súp lơ chứa sulforaphane giúp tiêu diệt các vi khuẩn trong ống tiêu hóa. Không chỉ bảo vệ dạ dày khỏi vi khuẩn gây viêm loét, súp lơ còn bổ sung vitamin C và chất xơ.

Bắp cải: Vitamin U có trong bắp cải có thể chữa lành các vết loét dạ dày. Viêm loét dạ dày là do mất cân bằng độ pH trong dạ dày, và vitamin U mang tính kiềm giúp lấy lại độ cân bằng này.

Củ cải: Củ cải chứa chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ kẽm và các khoáng chất khác. Ăn củ cải trắng mỗi ngày giúp tiêu diệt các tác nhân gây viêm thành dạ dày và khó tiêu, đồng thời giảm các vấn đề dạ dày ruột.

Táo: Ăn táo mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, táo còn chứa flanovoids giúp ngăn sự phát triển của khuẩn H. pylori gây viêm loét dạ dày.

Việt quất: Ăn việt quất vào buổi sáng có thể giúp điều trị viêm loét dạ dày. Việt quất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, nhờ đó giúp tăng cường khả năng miễn dịch và đẩy nhanh quá trình hồi phục các vết loét dạ dày.

Quả mâm xôi: Quả mâm xôi và quả dâu tằm chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, nhờ đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa và kiểm soát viêm ống tiêu hóa.

Dâu: Dâu giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, dâu còn giúp củng cố thành dạ dày.

Ớt chuông: Ớt chuông ngọt rất có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày. Hãy ăn ớt chuông tươi kèm với salad mỗi ngày.

Bông cải xanh: Nghiên cứu cho thấy bông cải xanh chứa hóa chất sulforaphane có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.


Sữa chua: Sữa chua chứa các lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi khuẩn trong dạ dày, từ đó hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.

Dầu ô-liu và các loại dầu thực vật khác: Nghiên cứu cho thấy dầu ô-liu có tiềm năng điều trị viêm loét dạ dày. Nó chứa các chất phenol có vai trò kháng khuẩn, ngăn vi khuẩn gây viêm loét lây lan và ảnh hưởng đến thành dạ dày.

Tỏi: chỉ một nhánh tỏi tươi là đủ để giúp bạn kiểm soát các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. tỏi chứa các thành phần kháng khuẩn hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.

Cam thảo: Cam thảo là một thảo dược dân gian có khả năng chống lại viêm loét dạ dày. Cam thảo chứa các thành phần kháng viêm giúp giảm viêm trong dạ dày./.

Theo CTV Ngọc Diệp/VOV

Link bài gốc Lấy link

https://vov.vn/suc-khoe/nhung-thuc-pham-nen-an-khi-bi-viem-loet-da-day-1002222.vov

Theo CTV Ngọc Diệp/VOV

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-thuc-pham-nen-an-khi-bi-viem-loet-da-day/20210120093128661)

Tin cùng nội dung

  • Không chỉ là thực phẩm phổ biến trong mùa thu - đông, củ cải trắng còn là một vị Thu*c chữa bệnh. Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, củ cải nấu chín có vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị, có công dụng chữa một số bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,…
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
  • Quả mâm xôi không những ngon miệng mà còn chứa đầy chất dinh dưỡng, giúp cơ thể được khỏe mạnh. Quả này được xếp vào nhóm “siêu thực phẩm” thời hiện đại.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY