Giữa thế kỷ xx, nhà tù côn đảo được mệnh danh là “địa ngục trần gian” nơi giam giữ hàng nghìn người yêu nước, chiến sĩ cộng sản. nhưng có dịp thăm bảo tàng côn đảo nơi đang lưu giữ “những ký ức không thể nào quên”, du khách không khỏi ngỡ ngàng khi được tận mắt chứng kiến những tờ báo được “xuất bản” ngay giữa chốn lao tù. bởi nơi đó chỉ có đòn roi, xiềng xích nhưng người cộng sản kiên trung đã vượt lên tất cả vẫn cho ra đời những tờ báo chất chứa đầy bản lĩnh với sức chiến đấu kiên cường vẫn lần lượt ra đời.
Đó là tờ "sinh hoạt", "rèn luyện", "niềm tin", "đoàn kết", "vươn lên", và sau này phát triển thành tờ nội san "xây dựng" tờ báo chính thống của lao 6b - nhà lao dành cho những tù nhân chính trị kiên cường và bất khuất.
Những tờ báo có một không hai này đã đi vào lịch sử như một nét đặc thù trong quá trình đấu tranh của một lực lượng tù nhân chính trị ở côn đảo. đây cũng là bằng chứng mãnh liệt nhất thể hiện “lấp lánh” ý chí bất khuất kiên cường của người tù cộng sản biến bóng đêm đen tối của nhà tù thành những tia sáng lý tưởng cách mạng.
Theo nhiều tài liệu, năm 1934 tờ báo đầu tiên của tù chính trị do chi bộ cộng sản trong nhà tù chủ trương đã ra đời có tên là “bàn góp” được nhân làm nhiều bản. đến cuối năm 1935 tờ báo “ý kiến chung” viết trên giấy vở học trò, khổ 13cm x 19cm ra mắt ở khám 3, banh i làm diễn đàn trao đổi ý kiến về các vấn đề đặt ra, qua những buổi học tập về chủ nghĩa mác – lê nin. mỗi số đều có các chuyên mục tin tức, bình luận, xã luận và nghiên cứu lý luận. báo được bí mật chuyền tay dưới dạng những bức thư gửi cho nhau. tờ “ý kiến chung” do các đồng chí nguyễn văn cừ, lê duẩn (tù chính trị nhà tù côn đảo năm 1931-1936) viết bài.
Sau đó, khám 5 banh i ra tờ báo “người tù đỏ” có tính chất phổ cập, khổ 9cm x 13cm. báo ra hằng tuần đưa tin tức tình hình phát động đấu tranh và giáo dục chủ nghĩa mác-lênin dưới dạng câu hỏi và trả lời. đồng chí nguyễn văn cừ vừa là chủ bút, vừa là cây bút chính của tờ báo, cũng là cây bút lý luận sắc sảo, thường xuyên viết cho báo “ý kiến chung”. anh em tù cộng sản ở banh i, banh ii đều tích cực viết báo...
Theo thuyết minh viên bảo tàng, báo chí có mặt trong nhà tù côn đảo từ trước năm 1945. đáng tiếc, các ấn phẩm do kẻ thù lo sợ, chúng kiểm soát gắt gao và thu giữ, tiêu hủy đến nay không còn lưu giữ được.
Những năm 70, các tù nhân chính trị côn đảo đã xuất bản các tờ có tên “sinh hoạt”, “xây dựng”. ngoài ra còn có các báo khác như “vươn lên” của đoàn thanh niên nguyễn văn trỗi, tờ “rèn luyện”, “đoàn kết”, “niềm tin”, “tiến lên”…
Đáng chú ý nhất là tờ “Xây dựng” không chỉ có số báo phát hành nhiều nhất 10 số mà còn là tập san của toàn trại, nơi tập hợp nhiều cây bút có uy tín, bài vở được chọn lọc kỹ, đặc biệt sự phong phú của đề tài, nội dung. Theo lời kể của Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Châu Văn Mẫn cho biết, số đầu tiên được một cuốn khoảng 60 trang, luân chuyển đến phòng thứ 10 thì nhàu nhũn. Những số sau “Ban biên tập” cố gắng cho ra hai cuốn, rồi ba cuốn để anh em chuyền tay nhau đọc. Để cất giấu, ban biên tập cuộn chặt nội san vào túi nilin, rồi chôn dưới gầm phòng giam.
Theo ông trần trọng tân, nguyên trưởng ban tuyên giáo trung ương, cựu tù côn đảo cho biết, tờ báo xây dựng có đầy đủ ban biên tập theo đúng nghĩa. báo do ông nguyễn đằng, bí danh lê tú làm tổng biên tập, thư ký tòa soạn là lê minh sang. báo xây dựng tổ chức chuyên nghiệp nên rất chú trọng bạn đọc và kết nối cộng tác viên.
Trong chốn lao tù, những người chiến sĩ cộng sản đã vượt qua khó khăn, bằng ý chí sắt soi đã không ngừng truyền bá chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cách mạng tới đồng chí, đồng đội bằng những ấn phẩm báo chí. những tờ báo này đã khơi dậy niềm tin, khích lệ người chiến sĩ cách mạng nhìn về tương lai...
Những bài phóng sự cũng được ghi chép lại cuộc sống đời thường trước khi bị giam của “nhà báo tù nhân”.