Tâm linh hôm nay

Những vị đệ tử xuất sắc của Thiền sư Chân Nguyên

Chân Nguyên có nhiều đệ tử xuất sắc, trong đó Như Hiện và Như Trừng là hai người nổi bật nhất. Thiền sư Như Hiện được tiếp nối y bát của truyền thống Trúc Lâm, còn Thiền sư Như Trừng lập được một thiền phái lấy tên là Liên Tông. Cả hai phái ấy sau này nhập lại làm một, và tăng sĩ của cả hai phái đều đóng góp tích cực vào việc phục hồi những tác phẩm đời Trần.

Thiền sư Như Hiện


Hiệu là Nguyệt Quang, ông sinh ở làng Ðường Hào ở Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Ông xuất gia năm mười sáu tuổi, tại chùa Long Ðộng ở Yên Tử. trước khi Chân Nguyên mất, ông được trao y bát Trúc Lâm, kế thế cho chùa Long Ðộng, Quỳnh Lâm và Nguyệt Quang, Năm 1730, các chùa Quỳnh Lâm và Nguyệt Quang dưới sự chăm sóc của ông được chúa Trịnh Giang trùng tu. Chúa cùng dân ba huyện Ðông Triều, Thủy Ðường và Chí Linh góp sức vào việc xây dựng lại các chùa này. Gần mười ngàn người làm việc trong suốt một năm mới xây dựng xong hai ngôi chùa lớn của phái Trúc Lâm. Dân chúng ở ba huyện kể trên được miễn sưu dịch trong một năm, bảy năm sau, chúa Trịnh Giang lại cho đúc một pho tượng Phật rất lớn để thờ tại chùa Quỳnh Lâm.


Năm 1748, như hiện được vua lê hiển tông ban chức tăng cương, và năm 1757 được sắc phong là tăng thống thuần giác hòa thượng. ông dạy trên 60 đệ tử xuất gia. thiền sư tính tĩnh là vị đệ tử được ông trao truyền y bát trúc lâm và kế thế các chùa long ðộng, quỳnh lâm và nguyệt quang(57). ông mất ngày mồng sáu tháng chín năm ất dậu (1756).


Thiền sư Như Trừng


Tự là lân giác, hiệu là cứu sinh thượng sĩ, ông vốn là một vị vương công họ trịnh. ông tên là trịnh thập, con của phổ quang vương, sinh ở tỉnh thanh hóa năm 1696. lớn lên ông được vua lê hy tông gả công chúa thứ tư cho. ông có tư dinh tại phường bạch mai, huyện thọ xương. sau tư dinh là một cái đồi rất cao. một hôm ông bảo người nhà đào hồ trên ấy để thả cá vàng; người nhà đào được một cọng sen lớn vào trình ông. ông cho đó là điềm xuất gia, liền đổi làm nhà chùa, đặt tên là viện ly trần, chùa liên tông, bắt đầu ăn chạy, học đạo, ngồi thiền. sau đó ông dâng sớ xin xuất gia. ðược vua chấp nhận ông lên thẳng núi yên tử làm lễ thiền sư chân nguyên tại chùa long ðộng. lúc đó chân nguyên đã tám mươi tuổi. ông nỗ lực học tập, sau đó được thụ giới, đắc pháp với chân nguyên và trở về tĩnh tu tại chùa liên tông. trong thời gian hoằng hóa, ông có lập thêm chùa hộ quốc ở phường an xá (cũng tại thọ xương) và chùa hàm long ở quế dương (bắc ninh). hồi còn làm sa di pháp hiệu là như như tại chùa long ðộng, ông có viết các bài ngũ giới quốc âm và thập giới quốc âm bằng thơ nôm lục bát. ông tịch năm 1733, lúc mới được ba mươi bảy tuổi, có để lại bài kệ sau đây:


Gốc bắt nguồn từ nơi không gốc

Từ vô vi mà đến

Lại đi về vô vi

Ta không đến không đi

Tử sinh làm sao hệ lụy được?


(Bản tòng vô bản

Trong vô vi lai

Hoàn tòng vô vi khứ

Ngã bản vô lai khứ

Tử sinh hà tằng lụy?)

Thiền sư tính dược đệ tử ông, được chỉ định trú trì chùa liên tông, còn thiền sư tịnh ngạn trú trì chùa hàm long. ngoài hai vị đệ tử lớn này, ông có nhiều đệ tử cao tăng khác: tình tuyền, tịch dự, vũ hoa, chính tâm, phổ toán và thông vinh. tính tuyền được ông gửi sang trung hoa du học và thỉnh kinh. vị này lưu học tại chùa khánh vân núi ðỉnh hồ ở quảng châu sáu năm(58), khi về có thỉnh theo được ba trăm bộ kinh và luật, cả thảy hơn một ngàn cuốn. gần hai trăm bộ kinh đã được khắc bản và in lại để phổ biến trong xứ. nhiều bản gỗ còn được chứa cất tại chùa sùng phúc và kiến an.


Chùa liên tông sau này cũng được gọi là chùa liên phái, trung tâm của hệ phái do thiền sư như trừng thành lập. các chùa hộ quốc, hàm long, sùng phúc, nghiêm xá, thiên quang, phúc ân, vân trai, v.v... đều là những tổ định thuộc phái này.


Thiền sư Thích Nhất Hạnh

(Việt Nam Phật giáo Sử luận - bút hiệu Nguyễn Lang)

Chú thích:

(57) thiền sư tính tĩnh họ trần, sinh năm 1692 ở ðông khê. sau khi đắc pháp với như hiện, ông trú tại chùa nguyệt quang.

(58) tính tuyền sinh năm 1674, xuất gia tại chùa liên tông năm 12 tuổi. qua trung hoa năm 22 tuổi, ông học phật và thụ giới với thiền sư kim quang ðoan tại chùa khánh vân. ngày ông xuất dương, thiền sư như trừng có làm bài kệ sau đây để tiễn đưa:


Gương cổ thiền lâm bụi bám đầy

Vị Pháp quên mình đã mấy ai?

Tham vấn gương xưa còn nhắc nhở

Tám lần hành cước gắng hôm mai!


(Thiền lâm cổ kính cửu mai trầm

Vị pháp vong thân kỷ hứa nhân?

Ngũ thập tam tham kim cổ tại

Bát tuần hành cước đã tân cần!)


Khi ông về nước thì Như Trừng đã viên tịch. Ông bèn lập đạo tràng tại chùa Càn An, tăng ni khắp chốn đến xin cầu học và thụ giới. Ông có công phục hồi phong thái thiền môn, khích lệ các tự viện chỉnh đốn việc nghiêm trì giới luật; nhờ đó nếp sống thiền gia trở nên có quy cũ trở lại và đức tin của quần chúng nơi tăng đoàn tăng gia gấp bội. Ông tịch năm bảy mươi tuổi, vào năm 1744. Tháp ông được xây tại chùa Sùng Phúc và Hàm Long. Ông có để lại bài kệ sau đây:


Ðạo lớn không lời

Vào cửa bất nhị

Pháp môn vô lượng

Ai người thừa kế?

(Chí đạo vô ngôn

Nhập bất nhị môn

Pháp môn vô lượng

Thùy thị hậu côn?)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

TIN, BÀI LIÊN QUAN:



Thích Nhất Hạnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/nhung-vi-de-tu-xuat-sac-cua-thien-su-chan-nguyen-d25006.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY