Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Niềm tin chiến thắng

“Qua đại dịch COVID-19, không chỉ niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước được nâng cao mà niềm tin, sự ngưỡng mộ của nhân dân và cộng đồng quốc tế với ngành y tế Việt Nam cũng được nâng cao rõ rệt”,

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã nhấn mạnh như vậy khi đến động viên ngành y tế và biểu dương đơn vị tiêu biểu, xuất sắc trong công tác phòng chống dịch COVID-19 (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW) vào những ngày gần cuối tháng 4/2020.

Đây cũng là thời khắc mà chúng ta đã trải qua hơn 3 tháng chống dịch COVID-19. Nhìn lại thời gian qua, chúng ta đã không chỉ nỗ lực để số người mắc ít nhất có thể, số ca bệnh được chữa khỏi nhiều nhất có thể mà còn bảo đảm được các loại Thu*c có thể dùng trong điều trị COVID-19; tự sản xuất được khẩu trang, trang thiết bị bảo hộ, máy thở; làm chủ phương pháp xét nghiệm, sàng lọc và phát hiện người nhiễm COVID-19. Và một tin vui nữa là bộ sinh phẩm xét nghiệm bằng phương pháp PCR của Việt Nam đã được Vương quốc Anh công nhận chất lượng...

Phó Chủ tịch nước thăm, biểu dương BV Bệnh Nhiệt đới TW - đơn vị tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch.

Cuộc chiến chống dịch COVID-19 đã chiến thắng bước đầu

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá: Thời gian qua, cả nước hết sức xúc động với những nỗ lực mà ngành y tế đã thực hiện. Đến nay, cuộc chiến chống dịch đã chiến thắng bước đầu. Với tinh thần chung là: Chủ động đánh giá đúng tình hình, diễn biến của dịch bệnh và đưa ra các giải pháp quyết liệt, kịp thời, phù hợp với thực lực của đất nước và quan điểm xuyên suốt là “chống dịch như chống giặc”; Huy động sức mạnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, xã hội và lấy phòng dịch là ưu tiên, khóa chặt nguy cơ lây bệnh từ bên ngoài, khoanh vùng, dập dịch triệt để từ bên trong và chữa trị hiệu quả; Chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của người dân. Nhờ đó đến nay, kết quả Việt Nam đạt được đã ngoài mong đợi. Đáng mừng là đến nay, Việt Nam chưa có ca nào Tu vong, đặc biệt trong đó có 6 ca bệnh nặng, thậm chí nhiều ca dự đoán khó qua khỏi nhưng diễn biến đang tốt lên từng ngày, đây là điều đáng khâm phục, làm tăng niềm tin của người dân với ngành y tế, không chỉ trong nước mà cả trên thế giới.

Nhìn lại cuộc chiến chống “giặc” COVID-19 ở nước ta thời gian qua có thể thấy, lần đầu tiên kể từ ngày 6/3, Việt Nam trong 12 ngày liên tiếp (từ ngày 17 - 28/4) đã không có ca bệnh mắc mới nào trong cộng đồng, chỉ có 2 ca bệnh mới là các du học sinh trở về từ nước ngoài được cách ly ngay sau khi nhập cảnh...

Rất dễ để nhận thấy, từ ngày 17/4, trong lòng mỗi người dân Việt Nam thấp thỏm hy vọng về chuỗi ngày liên tiếp không có thêm ca mắc mới COVID-19 ở trong nước. Từ khóa gồm 5 từ “không có ca mắc mới” được người dân tìm kiếm hàng ngày trong Bản tin định kỳ 6h00 và 18h00 mỗi ngày của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19.

Đến thời điểm này, Việt Nam đã chữa khỏi/cho xuất viện 222 ca bệnh, chỉ còn 48 ca bệnh đang điều trị nhưng trong số này đã có 14 ca bệnh kết quả xét nghiệm âm tính ít nhất từ 1 lần trở lên với SARS-CoV-2. Và cũng đến thời điểm này, dù đã có những bệnh nhân nặng, ở lằn ranh của sự sống và cái ch*t mong manh nhưng bằng sự nỗ lực không mệt mỏi của các thầy Thu*c điều trị trực tiếp, sự hội chẩn, hỗ trợ chuyên môn kịp thời thường xuyên của các chuyên gia đầu ngành, sự động viên tin tưởng của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước..., những trường hợp này người đã khỏi bệnh/về nhà, người đã tiến triển sức khỏe.

Chúng ta luôn chủ động, chưa bao giờ bị động

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 nêu rõ, với dân số đông gần 100 triệu người, có đường biên giới dài với Trung Quốc (nơi xuất hiện dịch COVID-19), Việt Nam là nước có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao. Nhưng những con số biết nói (hiện số ca nhiễm bệnh đứng 124 trên thế giới, chưa có người Tu vong...) đã chứng tỏ chúng ta đã có sự lãnh đạo đúng, thực thi đúng... và khi đã đúng thì chúng ta có lòng tin trong công tác phòng, chống dịch thời gian tới.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN

Phó Thủ tướng cho biết, ngay từ trước Tết Nguyên đán, khi chưa ai nói gì về khả năng dịch lây nhiễm vào Việt Nam, Bộ Y tế đã họp bàn, mời các chuyên gia, thảo luận kỹ càng về công tác phòng, chống dịch. Đến giờ phút này, sau hơn 3 tháng cho thấy chúng ta đã rất chủ động, chưa bao giờ bị động trong công tác phòng chống dịch bệnh và luôn làm sớm hơn với các giải pháp cao hơn so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. “Chúng ta luôn lường tình huống xấu hơn để không xấu đi và tình huống xấu nhất không bao giờ xảy ra. Chúng ta đã xây dựng đầy đủ các kịch bản ứng phó. Tất cả các diễn biến dịch bệnh trong nước đều đã được dự liệu và có phương án phù hợp”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Thực hiện triệt để chiến lược ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch

Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Trong lịch sử loài người chưa bao giờ xuất hiện dịch bệnh nào có sức tấn công mãnh liệt như đại dịch COVID-19. Đây là dịch bệnh điển hình trong một thế giới phát triển, tốc độ lây lan rất nhanh, chỉ trong một thời gian ngắn đã có hơn 3 triệu người mắc bệnh, hàng chục nghìn người Tu vong. Đặc biệt, SARS-CoV-2 cũng có rất nhiều điểm bí ẩn, do đó, ngay từ đầu giới khoa học toàn cầu đã đồng loạt bắt tay vào nghiên cứu, chỉ sau 14 ngày đã có bản đồ gene, tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi về sản xuất vắc-xin, Thu*c đặc trị hiện vẫn chưa có lời giải.

Chúng ta đã chủ động áp dụng một loạt biện pháp phòng chống dịch bệnh chưa có trong tiền lệ với quy mô lớn. Cụ thể, lần đầu tiên chúng ta áp dụng biện pháp cách ly tập trung và cách ly toàn xã hội. Về công tác chỉ đạo, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Chưa bao giờ trong công tác chống dịch, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ... có sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ như lần này. Ngay từ đầu, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo áp dụng các biện pháp phải cao hơn 1 mức so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Các kịch bản ứng phó, các chỉ đạo từ cấp cao nhất liên tục được cập nhật theo diễn biến thực tế của dịch bệnh. Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cùng tham gia chống dịch... Việt Nam cũng áp dụng triệt để chiến lược ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch - đây là chiến lược chúng ta kiên định thực hiện. Với tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, tùy tình hình chiến thuật có thể thay đổi nhưng chiến lược không thay đổi để siết chặt phòng tuyến bảo vệ đất nước trước sự tấn công của đại dịch COVID-19.

Rất nhiều bài học, quan điểm, chiến lược phòng chống dịch ở nước ta được thế giới ghi nhận

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, đến nay, có rất nhiều bài học, quan điểm, chiến lược phòng chống dịch của chúng ta đã được thế giới ghi nhận. Thứ nhất là chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch, huy động toàn bộ hệ thống chính trị tham gia với phương châm 4 tại chỗ; đồng thời giao trách nhiệm cho người đứng đầu cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống dịch COVID-19.

Thứ hai, Việt Nam đã huy động toàn dân tham gia, “mỗi người dân là một chiến sĩ” trong mặt trận phòng chống dịch. Và Việt Nam cũng là một trong rất ít nước huy động quân đội tham gia phòng, chống dịch bệnh ngay từ đầu.

Thứ ba, chúng ta đã áp dụng triệt để tất cả các biện pháp cần thiết để đối phó với dịch bệnh. Chiến lược ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, điều trị là chiến lược chúng ta đã đưa ra ngay từ đầu và kiên định thực hiện.

Thứ tư, toàn bộ lực lượng về y tế đã triển khai rất bài bản từ giám sát đến phát hiện, điều trị, phân tuyến điều trị, chuẩn bị cho tất cả các tình huống. Liên tục cập nhật các tình huống và khi đang ở tình huống hiện tại nhưng luôn chuẩn bị cho tình huống xấu hơn. Về điều trị, chúng ta thực hiện phân tuyến điều trị đến tận cơ sở. Bệnh nhân ở đâu thì điều trị tại đấy theo phương châm 4 tại chỗ. Đồng thời, hình thành mạng lưới điều trị của tất cả các bệnh viện lớn trên toàn quốc. Huy động các chuyên gia tham gia chia sẻ, hội chẩn về công tác điều trị cùng với sự nỗ lực của tất cả các thầy Thu*c, do vậy, đến hiện nay, chúng ta dù đã có những bệnh nhân nặng nhưng vẫn chưa có trường hợp nào Tu vong.

Thứ năm, chúng ta áp dụng triệt để khoa học công nghệ. Các nhà khoa học của Việt Nam tập trung nghiên cứu, phát triển và cho lưu hành sản phẩm sinh phẩm chẩn đoán, tạo điều kiện để chúng ta chủ động về xét nghiệm phát hiện. Đồng thời, các nhà khoa học cũng tập trung nghiên cứu phát triển đầu tư sản xuất trang thiết bị phòng hộ, đặc biệt là máy thở.

Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 hơn 3 tháng qua tại Việt Nam, Thủ tướng cũng như nhiều đồng chí lãnh đạo Chính phủ, các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và các bộ, ngành đã “mất Tết”. Trong khi người dân vui đón Xuân thì sáng 30 Tết, rồi ngay từ mùng 2 Tết Canh Tý, lãnh đạo Chính phủ đã chỉ đạo họp liên tục, bàn giải pháp chống dịch. Thời kỳ tiếp theo khi dịch bùng phát ở châu Âu, ASEAN..., trong nước lại phát sinh áp lực mới, thậm chí rất căng thẳng vì liên quan nhiều đến hoạt động đối ngoại với các nước. Giải pháp hạn chế khách nước ngoài vào Việt Nam; hạn chế đường bay; siết chính sách nhập cảnh; siết chặt đường mòn, lối mở và biên giới... là những quyết định rất khó khăn. Việc đưa ra quyết sách về những việc này không dễ dàng gì, thậm chí rất “cân não”. Sau chuỗi ngày bình yên, đã có thể tạm yên lòng khi dịch được kiểm soát tốt hơn. Chính phủ cũng quyết định nới lỏng giãn cách xã hội để bắt đầu thực hiện nhiệm vụ khôi phục sản xuất kinh doanh, giúp nền kinh tế phục hồi...song song với phòng chống dịch.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/niem-tin-chien-thang-n173309.html)

Tin cùng nội dung

  • Sản phẩm GenK STF - kế thừa thành công đột phá của thành tựu nghiên cứu khoa học, là sản phẩm đầu tiên và duy nhất chứa hoạt chất Fucoidan sulfate hóa cao giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư có hiệu quả vượt trội, hoạt tính cao hơn gấp nhiều lần Fucoidan thông thường, thậm chí hơn hẳn những sản phẩm của Nhật Bản, Nga hay Mỹ hiện nay trên thị trường, thắp lên niềm hy vọng mới cho cuộc chiến chống ung thư.
  • Tham gia các dịch vụ tôn giáo giúp giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm, hút Thu*c lá, hỗ trợ xã hội và tạo sự lạc quan từ đó giúp giảm các nguy cơ bệnh tật.
  • Cách để cánh mày râu tăng nội tiết tố nam.
  • Ở Việt Nam hiện nay, tình trạng nạo Ph* thai chiếm tỷ lệ không nhỏ (5,9/1.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (báo cáo trả lời chất vấn Quốc hội, Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế) gây tác hại tức thì và lâu dài lên sức khỏe của người phụ nữ. Do vậy, vấn đề giáo dục tuyên truyền về phương pháp Tr*nh th*i hiệu quả, hiện đại để chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân, hạnh phúc gia đình, chăm sóc con cái thật tốt ngày càng trở nên cấp thiết và ý nghĩa hơn bao giờ hết.
  • ​“Trong cuộc đời làm bác sĩ, khám và chữa bệnh cho hàng ngàn người, tôi đã gặp rất nhiều chuyện khó giải thích nổi, bởi cơ thể con người cơ bản đã là một sự kỳ diệu…”, vị bác sĩ già nhẩn nha kể lại cho bệnh nhân của mình trong lúc cả hai người cùng dùng bữa trưa ở căng tin bệnh viện.
  • Nói với con về cái ch*t, Diễm Kyly so sánh với những vì sao.
  • Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại buổi lễ tổng kết “Chiến dịch tiêm vắc-xin sởi – rubella trong tiêm chủng mở rộng năm 2014-2015” vừa qua.
  • Nói đến bác sĩ chuyên khoa 1 Đỗ Hà Thành, trưởng khoa nội bệnh viện huyện ĐạHuoai, tỉnh Lâm Đồng, ai mà không biết đến, nhất là các em nhỏ, các cụ già...
  • Ca ghép gan cho một cháu bé tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã thành công tạo một tiếng vang trong giới nhi khoa và ghép tạng nước nhà.
  • Chuyện về một cán bộ giáo dục 73 tuổi đã về hưu, sau hàng chục năm khổ sở với bệnh viêm đại tràng đã chữa khỏi bệnh và trở thành người “thắp lửa” cho hàng ngàn bệnh nhân đồng cảnh ngộ…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY