Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Nỗi khổ mang tên chóng mặt

Những tưởng, chóng mặt chỉ là triệu chứng thường thấy của người già nhưng nay đã thành nỗi khổ… quốc dân. Chóng mặt ghé thăm bất kỳ tuổi tác, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp hay thời gian khiến người người, nhà nhà muốn quay quay theo… trái đất.

Ảnh minh hoạ

Nghề nào cũng chóng mặt

Thật dễ hiểu khi những nghề phải làm việc ngoài trời hay trên cao như công nhân xây dựng, thợ lau kiếng nhà cao tầng, nhân viên điện lực, tài xế … thì dễ bị hơn những nghề nghiệp làm trong văn phòng, ngồi máy lạnh… Dù thế, ngay cả dân văn phòng “mưa không đến mặt, nắng không đến đầu” vẫn không tránh khỏi ghé thăm khi bị hội chứng SBS (sick building syndrome) hay gọi nôm nay là bệnh văn phòng với số lượng ước tính khoảng 30% số dân văn phòng ở phương Tây mắc bệnh theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Điều này càng khẳng định, dù bạn làm nghề gì, trong văn phòng hay ngoài trời thì đều có thể viếng thăm bất kỳ lúc nào. Mọi người cần chủ động chú ý đến sức khỏe và xây dựng các biện pháp “phòng thủ” chứng kịp thời để tránh ảnh hưởng đến công việc.

Chóng mặt bất kể tuổi tác

Không còn là “đặc quyền” của người già, ngày nay phổ biến từ thanh niên, thiếu nữ, thậm chí cả trẻ nhỏ cũng không thoát khỏi. Tại Việt Nam, Bộ Y tế ước tính có khoảng 25% người dưới 30 tuổi bị rối loạn tiền đình não, hơn 65% người già có hiện tượng bị hoa mắt, chóng mặt, số còn lại chủ yếu là những người bị huyết áp thấp dẫn đến chóng mặt. Trẻ em cũng có thể bị do di truyền như bệnh đau nửa đầu, do chấn thương đầu hoặc biểu hiện của các bệnh viêm tai giữa, viêm xoang, cảm lạnh hay cảm cúm. Ngoài ra, trẻ em và người già còn dễ bị do các yếu tố môi trường như thay đổi thời tiết lúc nóng lúc lạnh, đi nắng không được che chắn kỹ hoặc thời tiết lạnh mặc chưa đủ ấm.

Ở các độ tuổi thì do say tàu xe hoặc các yếu tố tâm lý, căng thẳng và áp lực lớn học tập, cuộc sống, gia đình đều có thể là nguyên nhân làm cho dai dẳng, trầm kha.

Nam nữ đều chóng mặt

Các nguyên cứu đều chỉ ra rằng, tỷ lệ phụ nữ thường cao gấp đôi đàn ông nhưng điều này không đồng nghĩa với việc đàn ông “miễn nhiễm” với chóng mặt. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng của hai giới cũng có vài khác biệt. Phụ nữ thường khi mang thai, mãn kinh, tiền kinh nguyệt hay những bất ổn về tâm lý thì đàn ông lại dễ bởi những nguyên nhân như lạm dụng chất kích thích, rượu bia, Thu*c lá, lười tập thể dục và có tâm lý chủ quan cho mình là phái mạnh, nên thường cho qua các triệu chứng khi xảy đến khiến bệnh tình diễn biến ngày càng nặng.

Với các nguyên nhân phổ biến khác ở tuần hoàn máu, thần kinh, viêm tai trong, các vấn đề thị giác, đường huyết… thì cả 2 giới đều có thể mắc phải dẫn đến triệu chứng chóng mặt.

Chóng mặt bất kể thời gian

Có người thường buổi sáng khi ngủ dậy nhưng cả ngày lại khỏe mạnh. Có người thì lại dễ chóng mặt, hoa mắt vào ban trưa nhưng có người thì cơ thể lại “thích chọn” vào buổi tối. Nếu thời gian là cố định như thế thì người bệnh còn dễ chủ động ứng phó, tuy nhiên, có người lại bị bất kể giờ giấc, lúc thì ban ngày, khi lại giấc tối khiến chất lượng cuộc sống giảm sút nghiêm trọng.

Với mỗi thời điểm cơ thể dễ thường phản ánh vài nguyên nhân cơ bản mà nếu chú ý, người bệnh cũng có thể phòng tránh được, ví như buổi sáng có thể do thay đổi tư thế bất ngờ, độ cao gối không phù hợp hoặc do thức khuya sử dụng điện thoại. Buổi trưa thường do hạ đường huyết, thay đổi nhiệt độ đột ngột từ máy lạnh qua nắng nóng… còn buổi tối thì nguyên nhân có thể đến từ sự mệt mỏi của cơ thể sau một ngày làm việc, huyết áp thấp…

Dù với bất kỳ nguyên nhân gì, người bệnh cũng nên giữ tâm lý lạc quan, chủ động thăm khám thường xuyên, giữ thói quen khám bệnh tổng quát ít nhất là một năm một lần để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe của cơ thể và xây dựng lối sống ăn uống, hoạt động, làm việc lành mạnh. Ngoài ra, để cắt cơn nhanh chóng, người bệnh có thể tham vấn bác sĩ, dược sĩ về hoạt chất Acetyl – DL – Leucine được sản xuất tại Pháp, đồng thời đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/giua-ma-tran-chong-mat-n166050.html)

Tin cùng nội dung

  • Chóng mặt là một triệu chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở người cao tuổi (NCT) có tỉ lệ cao hơn và nguy hiểm hơn. Vì vậy, NCT không nên chủ quan.
  • Chóng mặt là cảm giác chủ quan của người bệnh. Cơn chóng mặt xảy ra đột ngột nhưng chấm dứt cũng rất nhanh
  • Chóng mặt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng với người cao tuổi (NCT) thì không được xem thường. Chóng mặt sẽ làm mất thăng bằng, ngồi dậy, đứng lên rất khó khăn đôi khi gây nên sự cố bất thường (ngã).
  • Chóng mặt gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng người cao tuổi (NCT) chiếm tỉ lệ cao hơn cả. Chứng chóng mặt hay xảy ra lúc thức giấc trong đêm hoặc sáng sớm lúc mới ngủ dậy, đặc biệt khi thay đổi tư thế (nghiêng trái, nghiêng phải).
  • Chóng mặt là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi, càng cao tuổi thì tỉ lệ mắc càng nhiều. Nguyên nhân đa phần là do rối loạn tiền đình và các bộ phận liên quan đến tiền đình như bệnh thần kinh trung ương, cơ quan thị giác. Thường người bệnh cảm giác ù tai, chóng mặt có thể dẫn đến buồn nôn.
  • Chóng mặt là một loại triệu chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở người cao tuổi (NCT) chiếm tỷ lệ cao hơn và nguy hiểm hơn.
  • Tôi 62 tuổi, gần đây hay bị chóng mặt, có lúc người như quay cuồng, nôn nao khó chịu, nhất là sáng ngủ dậy.
  • Mấy hôm nay, tôi bị chóng mặt, hoa mắt, nhiều khi phải nằm nghỉ trên giường vì đi lại không nổi.
  • Chóng mặt, ù tai thuộc phạm vi chứng huyễn vựng của y học cổ truyền. Nguyên nhân là do can thận âm hư...
  • Hoa mắt chóng mặt là một trạng thái bệnh lý rất hay gặp ở người thiếu máu, trúng độc, cảm cúm... Hoa mắt chóng mặt thuộc chứng huyễn vựng trong Đông y. Nguyên nhân do can thận âm hư (hư chứng) hoặc do can dương nổi lên, hỏa vượng thịnh, đàm thấp gây ra (thực chứng).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY