Kinh tế xã hội hôm nay

Nông dân trồng khổ qua rừng kiếm 400 triệu đồng mỗi năm

Mỗi ngày ông Nguyễn Thanh Danh hái hơn 100 kg trái và 40 kg đọt non khổ qua rừng bán làm thực phẩm, chế biến trà.

Gần 10 năm nay, nhiều hộ dân ở TP Long Khánh, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) trồng khổ qua rừng (mướp đắng) giúp tăng thêm thu nhập.

Điển hình như vườn khổ qua của vợ chồng ông Nguyễn Thanh Danh (44 tuổi, xã Bảo Quang, TP Long Khánh) mỗi ngày cho thu hoạch khoảng 100 ký trái.

Thời gian đầu ông Danh thất bại do không có đầu ra ổn định. Hiện, vườn của ông có diện tích 1,5 ha, cho trái quanh năm.

"Đây là cây dại nên dễ trồng, kỹ thuật chăm sóc không quá cầu kỳ. Chúng có giá trị kinh tế khi cả lá, trái đều sử dụng được. Ngoài ra, ở đây chủ yếu là đất phù sa cổ nên thích hợp với cây này", ông Danh cho biết.

Khổ qua rừng được trồng bằng hạt, nông dân mắc giàn cao 2 m để dây dễ leo bám vào. "Trung bình cứ 1.000 m2 làm thành một giàn. Mỗi giàn có giá đầu tư 7 triệu đồng và độ bền trong hai năm", ông Danh cho biết.

Sau ba tháng trồng, cây cho trái, bán giá sỉ khoảng 25.000 một kg. Trái nhỏ gần bằng nắm tay, vỏ ngoài lồi lõm và vị đắng hơn khổ qua thường. Mỗi dây có thể ra trái liên tiếp trong vòng nửa năm thì nhổ gốc, trồng cây mới. Trái chín sẽ tách lấy hạt, phơi khô để làm giống.

Ngoài trồng khổ qua rừng lấy trái, gia đình ông Danh còn hái đọt non bán. Cây để lấy đọt không cần làm giàn leo, thu hoạch sau một tháng trồng.

Mỗi ngày, bà Thảo (vợ ông Danh) hái được khoảng 40 ký đọt và bán 40.000 đồng mỗi kg. Loại rau này thường dùng nấu canh, nhúng lẩu, làm trà, Thu*c trị bệnh... Tính tất cả, gia đình bà Thảo thu nhập hơn 400 triệu đồng một năm.

Trái chủ yếu bán cho vựa sản xuất trà ngay trong thành phố Long Khánh.

"Trước kia, bà con nông dân trồng khổ qua rừng chỉ bán trái làm thực phẩm nên lượng tiêu thụ không nhiều. Nhận thấy loài này có giá trị dược liệu cao nên tôi nghiên cứu mở xưởng làm trà rồi thu mua, bao tiêu sản phẩm", ông Nguyễn Văn Hiệp (40 tuổi, chủ xưởng) cho biết.

Mỗi ngày, cơ sở ông Hiệp thu mua gần nửa tấn trái của nông dân trong vùng. Trái được cắt lát, để nguyên ruột, hạt trước khi đem sấy.

Trái cắt thành lát mỏng hoặc để nguyên trái đem sấy khô trong 19 tiếng.

Theo chủ xưởng, cứ 10 ký trái tươi sấy khô cho ra một cân trà. Mỗi ngày, cơ ở ông Hiệp sản xuất được 50 cân trà với giá bán khoảng 400.000 đồng mỗi kg.

Theo vnexpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/nong-dan-trong-kho-qua-rung-kiem-400-trieu-dong-moi-nam)

Tin cùng nội dung

  • Mang thai là một hành trình dài cần chuẩn bị đầy đủ sức khỏe của người mẹ, do đó phải luôn cẩn thận trong mọi thứ, nhất là ăn uống.
  • Theo Đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, giải độc. Trẻ em bị chứng rôm sảy hoặc nhọt lâu ngày không vỡ,...
  • Nhằm đảm bảo việc trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường trong ngày hè, SKĐS xin giới thiệu một số món ăn dễ chế biến đáp ứng được nhu cầu này.
  • Với thế mạnh của hệ thống siêu thị, chỉ cần trưng bảng bán dưa hấu ủng hộ nông dân các tình miền Trung trước cửa, chắc chắn người tiêu dùng sẽ ủng hộ ngay
  • Mướp đắng-thứ quả rẻ và ngon-tưởng như sơ sài nhưng lại đầy hữu ích.. Hãy trải nghiệm góc ứng dụng ngay dưới đây.
  • Theo y học cổ truyền, mướp đắng tính hàn, vị đắng, vào kinh tâm, phế, vị; có tác dụng thanh nhiệt giải thử, lương huyết lợi niệu,
  • Rau đắng đất là loài cây dân dã, gắn liền với đời sống của người dân khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
  • Khổ qualà một trong những loại rau quả có vị đắng nhất, nên nó còn có tên gọi là mướp đắng. Có một số cách chế biến món ăn bài Thu*c từ khổ qua.
  • Theo Đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, giải độc. Trẻ em bị chứng rôm sảy hoặc nhọt lâu ngày không vỡ, khi lấy khổ qua thái miếng mỏng xoa nhẹ và đều lên vùng da bị bệnh sẽ cho hiệu quả khá tốt.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY