Kinh tế xã hội hôm nay

Nữ y tá bật khóc xin nghỉ việc vì bị cấm đeo khẩu trang N95 trong lúc điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19

Vera có những hóa đơn phải thanh toán và cô cũng rất yêu công việc ở bệnh viện. Nhưng ngày 30/3, nữ y tá vẫn quyết định từ bỏ mọi thứ để đổi lại sinh mạng của chính mình và người thân trong gia đình.

Đại dịch đang tiếp tục bùng phát mạnh mẽ ở Mỹ khi có hơn 290.000 người mắc bệnh và ít nhất 7.844 người Tu vong. Trong đó, nhiều nhân viên y tế cũng bị lây nhiễm virus ở tuyến đầu chống dịch.

Vào ngày 31/3 vừa qua, bác sĩ Frank Garbin đã qua đời tại nhà riêng ở bang New Jersey trong vòng tay của người thân, chỉ sau một tuần nhiễm virus. Sự ra đi của ông khiến người Mỹ vô cùng thương tiếc, ngoài ra còn cho thấy thực trạng nhức nhối rằng nhiều bệnh viện vẫn chưa có biện pháp cứng rắn để bảo vệ đội ngũ y bác sĩ.

Trước tình trạng thiếu hụt như vậy, nữ y tá Imaris Vera ở Chicago đã tự mua cho mình N95. Tuy nhiên cô cho biết, cấp trên đã cấm sử dụng vì "dễ khiến mọi người nghĩ rằng phòng ICU (chăm sóc tích cực) của bệnh viện đang chuyên trách điều trị người mắc Covid-19".

Nữ y tá Imaris Vera, 30 tuổi

Vera đã có hơn 3 năm kinh nghiệm về chăm sóc chấn thương, hậu phẫu, tim mạch và chăm sóc tích cực toàn thời gian. Cô từng muốn gắn bó lâu dài ở bệnh viện để giúp ích cho cộng đồng, nhưng mới đây đã dứt khoát xin thôi việc. Sau đó, Vera bật khóc giải thích lý do cụ thể trong một đoạn clip đăng lên Instagram ngày 30/3:

Hôm nay, tôi đã chọn mạng sống của mình và các thành viên trong gia đình - những người mắc bệnh lý nền và chắc chắn sẽ không được thở máy nếu họ nhiễm Covid-19 từ chính tôi!

Tôi từng có suy nghĩ hoàn toàn khác khi đến phòng ICU sáng nay. Tôi kỳ vọng tất cả mọi bác sĩ và y tá sẽ được mang khẩu trang N95, nhưng chẳng ai đeo bất cứ loại khẩu trang nào.

Sau đó, một y tá đến và phát cho mỗi người một chiếc N95 duy nhất, kèm theo một túi giấy màu nâu để bảo quản và tái sử dụng hàng ngày. Tôi hỏi: "Vậy phải làm thế nào nếu khẩu trang đã bị nhiễm bẩn? Sự an toàn của chúng tôi thì sao?".

Quản lý đã nói: "Sức khỏe của các nhân viên là ưu tiên hàng đầu, nếu có đủ nguồn cung cấp thì trong tuần tới mọi người sẽ được mang khẩu trang y tế".

Tôi phản đối rằng loại khẩu trang ấy không đủ để bảo vệ những người ở phòng ICU, tuy nhiên cấp trên chỉ đáp "đang làm theo hướng dẫn của CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ)".

Tôi trả lời rằng: "90% bệnh nhân của chúng ta đã được đặt nội khí quản, họ nằm đau đớn trên giường và dương tính với virus. Chúng ta phải đề phòng trường hợp tất cả mọi người trong bệnh viện đều có nguy cơ lây nhiễm virus corona".

Tôi còn kể với cấp trên về những y tá từng mang khẩu trang y tế, và giờ họ phải nằm trong phòng ICU, đặt nội khí quản và đang chiến đấu cho mạng sống của mình. Nói đến đây thì nước mắt rơi xuống và kính bảo hộ của tôi mờ nhòe đi…

Sau đó tôi tự hỏi mình: "Làm sao để trả hóa đơn, tiền nhà và thực phẩm hàng ngày bây giờ?".

Một lần cuối cùng, tôi cầu xin trong nước mắt: "Liệu tôi có thể mang khẩu trang N95 của mình hay không? Tôi hiểu là chúng ta đang thiếu hụt nhưng tôi đã TỰ MÌNH chuẩn bị sẵn rồi".

Người quản lý cho biết tôi không thể làm như vậy. Cuối cùng, tôi nộp báo cáo rồi rời đi... Nước Mỹ đã không chuẩn bị sẵn sàng và các y tá không an toàn!

Bài đăng của Imaris Vera đã có hơn 144.000 lượt xem và 3.400 bình luận

Điều đáng buồn nhất là những tình cảnh tương tự như Vera đang diễn ra ở nhiều bệnh viện khác trên nước Mỹ. Một y tá ở Missouri cũng từ chức do không thể mang khẩu trang N95 mà mình tự trang bị. Ở California, các y tá đã cáo buộc tập đoàn y tế Kaiser Permanente đe dọa sa thải nhân viên nếu họ vẫn "cứng đầu" đeo khẩu trang N95.

Đáp lại, ngày càng có nhiều người ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 đấu tranh cho sự an toàn của mình. Hôm 2/4, các y tá ở Trung tâm y tế Montefiore thuộc thành phố New York - tâm dịch của cả nước - đã cùng nhau đòi được cung cấp khẩu trang N95, đồ bảo hộ và các thiết bị y tế khác.

(Theo Health)

Theo Tổ quốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/nu-y-ta-bat-khoc-xin-nghi-viec-vi-bi-cam-deo-khau-trang-n95-trong-luc-dieu-tri-cho-benh-nhan-nhiem-covid-19-20200404233203861.chn)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY