Dinh dưỡng hôm nay

Nước nghèo giàu người béo phì

Khoảng 1/3 nước nghèo đang phải đối mặt với hai thái cực của dinh dưỡng là số người béo phì và thiếu dinh dưỡng đều tăng cao.

Gần 2,3 tỷ người trên thế giới bị thừa cân, trong khi khoảng 150 triệu trẻ em thiếu dinh dưỡng, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố trên The Lancet hôm 16/12.

Các nước châu Phi cận Sahara và châu Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Đặc biệt, các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đang phải đối mặt với hai vấn đề này cùng lúc, gọi là "gánh nặng kép", với 20% người thừa cân, 30% trẻ em dưới bốn tuổi không phát triển đúng cách và 20% phụ nữ thiếu cân. 45 trong số 123 quốc gia đã gặp phải hai vấn đề này từ năm 1990.

Thực phẩm chế biến nhanh ít dinh dưỡng, nhịp sống vội khiến con người giảm các hoạt động thể chất, là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân. Nhóm nghiên cứu đề xuất giải pháp cho vấn đề này là thay đổi "hệ thống thực phẩm hiện đại".

Ăn nhiều thực phẩm chế biến nhanh sẽ dẫn tới tình trạng tăng trưởng kém ở trẻ. "Chúng ta đang phải đối mặt với một thực trạng về chế độ dinh dưỡng mới," tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Francesco Branca, Giám đốc phụ trách lĩnh vực Dinh dưỡng và Phát triển của WHO, cho biết.

Sự thay đổi chế độ ăn uống là cần thiết, từ khâu sản xuất và chế biến, thông qua thương mại và phân phối, giá cả, tiếp thị và phân loại, cho đến tiêu dùng và chất thải. Theo đó, tất cả chính sách và đầu tư có liên quan phải được xem xét lại một cách triệt để.

Báo cáo nghiên cứu cũng khuyến nghị người dân nên có một chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau quả, nguyên hạt, chất xơ và ngũ cốc. Đồng thời, nên cắt giảm thịt trong chế độ ăn uống hàng ngày, hạn chế tối đa thực phẩm và đồ uống có nhiều năng lượng hay lượng đường cao, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và muối. Với chế độ ăn uống này, cơ thể con người sẽ tăng trưởng, phát triển lành mạnh và đủ sức chống lại bệnh tật trong suốt cuộc đời.

Cùng với bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, thừa cân béo phì đang được xem là một "đại dịch" mới của thế kỷ 21 bởi sự gia tăng nhanh chóng và những hệ quả nghiêm trọng về sức khỏe cũng như gánh nặng bệnh tật mà nó gây ra. Đây là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề, khó coi còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp và ung thư.

Trong khi đó, suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của trẻ. Tình trạng này thường gặp từ giai đoạn bào thai, những năm đầu đời cũng như cả thời thơ ấu. Nguyên nhân có nhiều, phần lớn liên quan kiến thức dinh dưỡng, thiếu sữa mẹ, cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh... Suy dinh dưỡng trẻ em ảnh hưởng đến phát triển thể lực, trí lực, sức khỏe và bệnh tật của trẻ trước mắt và lâu dài. Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi có nguy cơ thấp chiều cao ở tuổi trưởng thành, ảnh hưởng tầm vóc nòi giống dân tộc.

Minh Ngân (Theo BBC)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/nuoc-ngheo-giau-nguoi-beo-phi-4029229.html)

Tin cùng nội dung

  • Do thay đổi S*nh l*, nội tiết thai phụ khó ăn, nôn mửa, sức đề kháng giảm nên dễ bị đau dạ dày.
  • Tôi muốn hỏi bệnh viện hay phòng khám nào điều trị béo phì ở TPHCM và giá cả như thế nào? Cám ơn! (Trâm - Thủ Đức)
  • Nếu bạn không may lâm vào tình trạng thừa cân và béo phì thì ngoài những biện pháp có tính chất bắt buộc như điều chỉnh chế độ ăn và rèn luyện thể lực một cách hợp lý, bạn có thể thực thi một số liệu pháp hết sức độc đáo của y học cổ truyền, trong đó phải kể đến việc sử dụng một số bài Thu*c đơn giản được tạo nên từ các loại hoa quanh nhà quanh vườn. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Suy dinh dưỡng trẻ em, Đông y gọi là cam tích. Nguyên nhân thường gặp là do trẻ ăn uống không điều độ, (cai sữa quá sớm, ăn nhiều chất ngọt hoặc béo quá, no hoặc đói thất thường), làm tỳ vị bị tổn thương, do chăm sóc không đúng cách, hoặc không phù hợp với các giai đoạn phát triển S*nh l* của trẻ nhỏ, làm nguyên khí hao tổn, tân dịch bị tổn thương.
  • Cũng như các biện pháp khác của đông y, tự xoa bóp nhằm mục đích kiện tỳ hoá thấp, thông kinh hoạt lạc, tiêu trừ mỡ thừa và dự phòng các biến chứng do béo phì gây ra.
  • Một khảo sát mới đây trên 3.000 học sinh cho thấy, 85% số trẻ em thành thị phải học thêm.
  • Bệnh này thuộc chứng cam tích trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY