Cây thuốc quanh ta hôm nay

Ổ rồng: giã đắp dùng bó gãy xương

Thân rễ và lá giã đắp dùng bó gãy xương, thân rễ còn được dùng chữa phù thũng, lá giã nhỏ với ít muối đắp hoặc lá phơi khô đốt thành tro rắc lên các nốt ghẻ

Ổ rồng - Platycerium grande A. Cunn ex J. Sm., thuộc họ Dương xỉ - Polypodiaceae.

Mô tả

Dương xỉ có thân rễ mọc bò, không có lông. Lá không sinh sản không có cuống, gân hình mắt chim, dài và rộng 40 - 90cm, phân thuỳ sâu, có thuỳ nguyên hay rẽ đôi; lá sinh sản thõng xuống từng cặp một, dài 1 - 2cm, chia đôi nhiều lần với các đoạn cuối cùng tròn; cấu trúc dai, mặt lá không có lông; gân tạo thành những quãng dài. ổ túi bào tử nằm ở kẽ rẽ đôi của lá sinh sản. Bào tử hình bầu dục hay hình thận, màu vàng nhạt.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Platycerii.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố khắp cùng các cao độ ở miền Nam nước ta từ Đà Nẵng trở vào Nam, thường gặp trong rừng thứ sinh. Cũng thường được trồng làm cảnh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thân rễ và lá giã đắp dùng bó gãy xương. Thân rễ còn được dùng chữa phù thũng. Lá giã nhỏ với ít muối đắp hoặc lá phơi khô đốt thành tro rắc lên các nốt ghẻ để trị bệnh ghẻ ngứa.

Ở Campuchia người ta còn dùng lá giã nát trị phù ở chân và tay; người ta cũng dùng nước chứa trong lá cho phụ nữ có mang uống.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/o-rong-gia-dap-dung-bo-gay-xuong/)

Chủ đề liên quan:

gãy xương ổ rồng

Tin cùng nội dung

  • Ở người lớn tuổi hay có tình trạng loãng xương nên vị trí chỗ yếu này càng yếu hơn, chỉ cần một lực tác động rất nhỏ cũng có thể gây gãy xương. Người lớn tuổi chủ yếu bị gãy cổ xương đùi trong T*i n*n sinh hoạt: trượt té trong nhà tắm,
  • Trong giải phẫu cơ thể người, xương đòn là một xương dài tạo nên một phần của bả vai. Nó là một xương dẹt cong hình chữ S. Một đầu xương tiếp khớp với xương ức, đầu còn lại tiếp khớp với xương bả vai, có vai trò quan trọng trong việc vận động của cánh tay, đặc biệt là hoạt động mang vác...
  • Không ít các trường hợp bệnh nhân bị gãy xương khi vào viện đã trong tình trạng nguy kịch vì không được sơ cứu đúng cách, vùng xương gãy bị tổn thương nặng thêm.
  • Gãy xương là xương bị đứt đoạn, gãy lìa, có khi bị giập nát… do T*i n*n gây ra. Ở người già bị loãng xương chỉ một lần ngã nhẹ cũng có thể làm gãy xương hoặc rạn nứt xương.
  • Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số loại gãy xương hay gặp và cách xử trí.
  • Bệnh nhân gãy xương nếu không được sơ cứu đúng cách có thể làm lượng mỡ trong tủy xương trào ra, nguy cơ mỡ di chuyển vào máu, dễ dẫn đến Tu vong.
  • Xương đòn có thể gãy do tác động trực tiếp và do lực gián tiếp truyền lên theo cánh tay sau khi ngã mà vươn bàn tay ra chống đỡ.
  • Nếu gãy xương do chấn thương nên gọi ngay cấp cứu. Bạn cũng nên gọi cấp cứu khi có các dấu hiệu sau:
  • Ngoài bệnh loãng xương, những bệnh nhân sỏi thận nếu không tích cực điều trị và thực hiện các biện pháp bảo vệ xương, có thể đối diện với sự gia tăng nguy cơ bị gãy xương sau này.
  • Mẹ tôi bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo hàng tuần. Gia đình tôi nghe nhiều người nói người suy thận dễ bị gãy xương nên rất lo lắng cho mẹ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY