Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Biến chứng nguy hiểm của bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương có thể gây ra tình trạng gãy xương, biến dạng cột sống... nếu không kiểm soát kịp thời.

Loãng xương là gì?

Biến chứng nguy hiểm của bệnh loãng xương

Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già.

Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.

Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. gãy xương do loãng xương có thể gặp ở bất cứ xương nào, tuy nhiên hay gặp ở xương cột sống, xương đùi, xương cổ tay. một số xương bị gãy có thể không lành lại được, trong đó xương cột sống và xương đùi là những xương lành lại rất khó khăn, trong hầu hết trường hợp phải phẫu thuật với chi phí tốn kém.

Bệnh loãng xương tiến triển thầm lặng. thường người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi người không rõ ràng, giảm dần chiều cao, gù vẹo cột sống. đây là những biểu hiện chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi có những biểu hiện gãy xương.

Tình trạng loãng xương sẽ càng trở nặng hơn khi về già. do độ tuổi này, mật độ xương không đảm bảo đủ mức cho phép để bảo đảm xương cứng chắc như lúc ở tuổi trưởng thành.

Biến chứng do hậu quả của loãng xương

Biến dạng cột sống: người bệnh loãng xương có thể bị gù vẹo cột sống làm giảm khả năng hoạt động của người bệnh. nếu bị loãng xương đốt sống ngực có thể dẫn đến biến dạng lồng ngực. nặng hơn có thể gây khó thở.

Gãy xương: đây là biến chứng nguy hiểm hàng đầu trong các biến chứng của loãng xương. phần lớn tình trạng gãy xương do loãng xương xảy ra ở xương đùi, xương cổ tay, thân đốt sống… gãy xương không chỉ khiến người bệnh đau đớn, tàn tật mà còn là gánh nặng kinh tế với người bệnh.

Lún xẹp đốt sống: Lún xẹp đốt sống thường gây đau đớn, tàn tật vĩnh viễn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh (giảm chiều cao, tư thế gù).

Theo Bằng Lăng/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-loang-xuong-51668.html

Theo Bằng Lăng/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-loang-xuong/20210318034807556)

Tin cùng nội dung

  • Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số loại gãy xương hay gặp và cách xử trí.
  • Bệnh nhân gãy xương nếu không được sơ cứu đúng cách có thể làm lượng mỡ trong tủy xương trào ra, nguy cơ mỡ di chuyển vào máu, dễ dẫn đến Tu vong.
  • Xương đòn có thể gãy do tác động trực tiếp và do lực gián tiếp truyền lên theo cánh tay sau khi ngã mà vươn bàn tay ra chống đỡ.
  • Nếu gãy xương do chấn thương nên gọi ngay cấp cứu. Bạn cũng nên gọi cấp cứu khi có các dấu hiệu sau:
  • Ngoài bệnh loãng xương, những bệnh nhân sỏi thận nếu không tích cực điều trị và thực hiện các biện pháp bảo vệ xương, có thể đối diện với sự gia tăng nguy cơ bị gãy xương sau này.
  • Để phòng bệnh loãng xương, chị em được khuyến cáo ăn thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên, việc này nếu quá mức có thể gây tác dụng ngược - lắng cặn thành sỏi đường tiết niệu.
  • Mẹ tôi bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo hàng tuần. Gia đình tôi nghe nhiều người nói người suy thận dễ bị gãy xương nên rất lo lắng cho mẹ.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Loãng xương là một bệnh mất xương tiến triển theo thời gian làm tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương thường làm giảm chiều cao và gây còng lưng nghiêm trọng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY