Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nắn thẳng chân cong vòng của bé trai xương thủy tinh

TP HCM-Bé trai 11 tuổi gãy xương không có điều kiện chữa trị nên biến dạng cẳng chân, không đi lại được.

Bệnh nhi là người dân tộc h’mông, gia đình 8 anh chị em, ngụ tỉnh đăk nông, được nhà hảo tâm đưa về tp hcm điều trị. người nhà cho biết hai chân em không cử động được từ lúc chào đời. khoảng một tháng sau, chân bắt đầu cử động nhưng bé khóc rất nhiều, đến lúc biết đi, hai cẳng chân thường bị gãy, biến dạng. ba năm trước, cháu bé từng mổ xương đùi phải.

Ngày 22/9, bác sĩ Nguyễn Thành Tâm, Giám đốc Bệnh viện Sài Gòn ITO, cho biết bệnh nhi bị biến dạng cẳng chân do bệnh lý tạo xương bất toàn chân phải, còn gọi bệnh xương thủy tinh, bệnh giòn xương. Các bác sĩ phẫu thuật chỉnh trục xương chân phải và bó bột hỗ trợ.

Các bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo bác sĩ, trẻ mắc bệnh lý tạo xương bất toàn bẩm sinh từ trong bụng mẹ, liên quan đến nhiễm sắc thể, vì vậy xương rất mong manh, dễ gãy. gãy xương ở bệnh nhi xương thủy tinh là một dạng gãy xương đặc biệt, không thể điều trị và phẫu thuật như gãy xương thông thường. tình trạng bệnh nhi này khá phức tạp do xương cẳng chân bị cong, biến dạng nghiêm trọng, gãy nhiều lần.

Một tuần sau mổ, sức khỏe bé trai ổn định, vết thương hồi phục, có thể đứng được. Bệnh nhi sẽ tập vật lý trị liệu để đi lại và sinh hoạt như những trẻ bình thường khác.

Phim X-quang của bệnh nhi trước và sau mổ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Xương thủy tinh là bệnh lý hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1/20.000 đến 1/50.000 dân, có tính di truyền. trẻ mắc bệnh có thể chết trong bụng mẹ hoặc biến dạng khuôn mặt, gãy xương liên tục. hiện, chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh, chỉ điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng.

Bệnh nhân cần đến các cơ sở khám chữa bệnh xương khớp để được chẩn đoán sớm và có phương pháp điều trị phù hợp nhằm phòng ngừa, hạn chế gãy xương. nếu được điều trị đúng cách về chỉnh hình, tâm lý, trợ cụ, bệnh nhân có thể đi đứng được.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nan-thang-chan-cong-vong-cua-be-trai-xuong-thuy-tinh-4514455.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Trong giải phẫu cơ thể người, xương đòn là một xương dài tạo nên một phần của bả vai. Nó là một xương dẹt cong hình chữ S. Một đầu xương tiếp khớp với xương ức, đầu còn lại tiếp khớp với xương bả vai, có vai trò quan trọng trong việc vận động của cánh tay, đặc biệt là hoạt động mang vác...
  • Không ít các trường hợp bệnh nhân bị gãy xương khi vào viện đã trong tình trạng nguy kịch vì không được sơ cứu đúng cách, vùng xương gãy bị tổn thương nặng thêm.
  • Gãy xương là xương bị đứt đoạn, gãy lìa, có khi bị giập nát… do T*i n*n gây ra. Ở người già bị loãng xương chỉ một lần ngã nhẹ cũng có thể làm gãy xương hoặc rạn nứt xương.
  • Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số loại gãy xương hay gặp và cách xử trí.
  • Bệnh nhân gãy xương nếu không được sơ cứu đúng cách có thể làm lượng mỡ trong tủy xương trào ra, nguy cơ mỡ di chuyển vào máu, dễ dẫn đến Tu vong.
  • Xương đòn có thể gãy do tác động trực tiếp và do lực gián tiếp truyền lên theo cánh tay sau khi ngã mà vươn bàn tay ra chống đỡ.
  • Nếu gãy xương do chấn thương nên gọi ngay cấp cứu. Bạn cũng nên gọi cấp cứu khi có các dấu hiệu sau:
  • Ngoài bệnh loãng xương, những bệnh nhân sỏi thận nếu không tích cực điều trị và thực hiện các biện pháp bảo vệ xương, có thể đối diện với sự gia tăng nguy cơ bị gãy xương sau này.
  • Mẹ tôi bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo hàng tuần. Gia đình tôi nghe nhiều người nói người suy thận dễ bị gãy xương nên rất lo lắng cho mẹ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY