Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tăng nguy cơ gãy xương ở những người ăn chay trường

Những người ăn chay trường có nguy cơ gãy xương cao hơn. Nguyên nhân là do bị thiếu canxi, protein và vitamin B12… trong chế độ ăn uống.

 

 các nhà khoa học trường đại học oxford và bristol, đã phân tích thông tin của 54 898 đàn ông và phụ nữ từ vương quốc anh qua 18 năm quan sát, theo dõi cường độ gãy xương ở những người ăn thuần chay và những người ăn chay mặn (không ăn thịt nhưng lại ăn cá, hải sản, sữa) so với những người ăn thịt cho thấy, người ăn thuần chay có nguy cơ gãy xương cao hơn 43% so với người ăn thịt. những người ăn chay mặn cũng có nguy cơ tăng lên, nhưng nguy cơ này sẽ giảm đi khi họ nỗ lực đưa thực phẩm tăng cường protein và canxi vào chế độ ăn uống của mình. tuy nhiên, ngay cả khi điều chỉnh lượng protein và canxi, những người ăn thuần chay vẫn có nguy cơ bị gãy xương cao hơn đáng kể so với những người vẫn thưởng thức các sản phẩm từ sữa và thịt. 

Các tác giả cũng nhận thấy, nguy cơ gãy xương hông ở những người ăn thuần chay cao gấp 2,3 lần so với những người ăn thịt, tương đương với 15 trường hợp trên 1.000 người trong 10 năm. ngoài ra, những người ăn chay trường cũng có nguy cơ gãy xương cao hơn ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, cũng như gãy xương chân và đốt sống khi so sánh với những người ăn thịt.

Theo các nhà khoa học, chế độ ăn chay và thuần chay không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe và có thể thiếu nhiều chất dinh dưỡng.  ngoài canxi và vitamin d, thì xương khỏe mạnh cũng cần có đủ protein, vitamin k, phốt pho và magiê. người ăn chay trường có thể sẽ thiếu hụt các chất dinh dưỡng được đề cập ở trên cũng như những chất khác bao gồm vitamin b thiết yếu, sắt và kẽm nếu họ không chú ý nhiều về khâu lựa chọn thực phẩm.

Nguyễn Ngân

(Theo MDF, Drugs 11/2020)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tang-nguy-co-gay-xuong-o-nhung-nguoi-an-chay-truong--n188081.html)

Chủ đề liên quan:

ăn chay trường gãy xương

Tin cùng nội dung

  • Trong giải phẫu cơ thể người, xương đòn là một xương dài tạo nên một phần của bả vai. Nó là một xương dẹt cong hình chữ S. Một đầu xương tiếp khớp với xương ức, đầu còn lại tiếp khớp với xương bả vai, có vai trò quan trọng trong việc vận động của cánh tay, đặc biệt là hoạt động mang vác...
  • Không ít các trường hợp bệnh nhân bị gãy xương khi vào viện đã trong tình trạng nguy kịch vì không được sơ cứu đúng cách, vùng xương gãy bị tổn thương nặng thêm.
  • Gãy xương là xương bị đứt đoạn, gãy lìa, có khi bị giập nát… do T*i n*n gây ra. Ở người già bị loãng xương chỉ một lần ngã nhẹ cũng có thể làm gãy xương hoặc rạn nứt xương.
  • Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số loại gãy xương hay gặp và cách xử trí.
  • Bệnh nhân gãy xương nếu không được sơ cứu đúng cách có thể làm lượng mỡ trong tủy xương trào ra, nguy cơ mỡ di chuyển vào máu, dễ dẫn đến Tu vong.
  • Xương đòn có thể gãy do tác động trực tiếp và do lực gián tiếp truyền lên theo cánh tay sau khi ngã mà vươn bàn tay ra chống đỡ.
  • Nếu gãy xương do chấn thương nên gọi ngay cấp cứu. Bạn cũng nên gọi cấp cứu khi có các dấu hiệu sau:
  • Ngoài bệnh loãng xương, những bệnh nhân sỏi thận nếu không tích cực điều trị và thực hiện các biện pháp bảo vệ xương, có thể đối diện với sự gia tăng nguy cơ bị gãy xương sau này.
  • Mẹ tôi bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo hàng tuần. Gia đình tôi nghe nhiều người nói người suy thận dễ bị gãy xương nên rất lo lắng cho mẹ.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY