Tri ân 10 năm , Hamomax tặng 10.000 hộp sản phẩm cho người mỡ máu cao, gan nhiễm mỡTin tài trợ
Từ năm 1995 đến năm 2003, ông là chuyên viên Vụ Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Từ tháng 12/2003 đến tháng 5/2005, ông là Trưởng phòng Kiểm soát và phòng chống HIV/AIDS, Cục Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.
Từ tháng 6/2005 đến tháng 3/2008, ông là Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế. Từ tháng 3/2008 đến tháng 11/2011 là Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS. Từ tháng 12/2011 đến tháng 10/2018, ông là ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Y tế.
Ông có 7 năm đảm nhiệm cương vị Thứ trưởng Bộ Y tế trước khi được Ban Bí thư điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.
Khi dịch bệnh COVID-19 bắt đầu ghi nhận tại Việt Nam, với uy tín trong lĩnh vực y học dự phòng, ông được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm tái giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Y tế từ 31/1.
Việc điều động Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long vào thời điểm đó, có vai trò quan trọng trong việc triển khai các kế hoạch và thực hiện tốt các hoạt động kiểm soát, phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.
Là người trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác y tế dự phòng, kiểm dịch y tế biên giới, phòng chống dịch bệnh, quản lý môi trường y tế; thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đã phát huy tốt vai trò và để lại dấu ấn sâu sắc trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.
Cho tới thời điểm này, đã gần 3 tháng, Việt Nam không xuất hiện ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng. Thành công này, thể hiện tầm nhìn chiến lược và kế hoạch chống dịch của Việt Nam đã đi đúng hướng và được Thế giới ghi nhận. Thành quả đó, không thể không nói đến những cống hiến, nỗ lực, thậm chí là những hy sinh của toàn ngành y tế, trong đó có những người đứng đầu Bộ Y tế.
Việc bổ nhiệm Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long giữ chức vụ Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế vào thời điểm này là rất phù hợp để ngành y tế tiếp tục phát huy thế mạnh và đảm bảo tiếp tục thực hiện tốt hoạt động phòng chống dịch COVID-19 và nâng cao hơn công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong thời gian tới.
Ngày 7/7, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Ngọc Quân, Chủ tịch UBND xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) cho biết, sáng nay cơ quan y tế huyện đã khám sàng lọc hơn 600 học sinh tại trường tiểu học P.Đ.P để phòng ngừa dịch bạch hầu.
Sáng 7/7, Bộ Y tế cho biết, liên quan đến 14 ca bệnh mới nhất từ Bangladesh về sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh và được cách ly tập trung ngay tại Tiểu đoàn 2, Sư đoàn 390, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa), Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã có công văn khẩn gửi Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa về việc điều tra, xử lý ổ dịch tại tỉnh này.
Tối ngày 6/7, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, trong ngày ghi nhận thêm 14 ca mắc COVID-19 từ Bangladesh trở về, được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Như vậy, đến thời điểm này Việt Nam có 369 ca.
Tình hình bệnh bạch hầu tại các tỉnh Tây Nguyên đang diễn biến phức tạp với sự ghi nhận các ca mắc, ổ dịch mới ngoài địa bàn đã khoanh vùng.
Chiều ngày 6/7, Tiểu ban Điều trị- Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, trong ngày có 2 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
Chiều tối 6/7, Bộ Y tế thông báo ghi nhận thêm 14 ca mắc COVID-19. Đây là những ca nhập cảnh qua đường hàng không đã được cách ly ngay khi vào Việt Nam.
Thái Hà