Phác đồ điều trị bệnh lý nhi khoa hôm nay

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do Helicobacte Pylori ở trẻ em

Trẻ có tổn thương trên nội soi và mô bệnh học có Hp (+): giải thích cho gia đình và đưa ra quyết định có điều trị diệt Hp hay không sau thảo luận với cha mẹ/người giám hộ trẻ.

Chỉ định nội soi dạ dày tá tràng

Đau bụng tái diễn: đau bụng ≥ 3 lần trong vòng 3 tháng, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.

Nôn, buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu, nóng rát thượng vị.

Xuất huyết tiêu hóa.

Thiếu máu thiếu sắt chưa rõ nguyên nhân đã loại trừ các nguyên nhân khác.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori

Chẩn đoán loét dạ dày tá tràng dựa vào nội soi.

Chẩn đoán viêm dạ dày dựa vào mô bệnh học (theo phân loại Sydney).

Chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori: khi có ≥ 2 trong số các tiêu chuẩn sau:

+ Mô bệnh học có vi khuẩn Helicobacter pylori (+).

+ Test nhanh Urease(+).

+ Nuôi cấy mảnh sinh thiết dạ dày có vi khuẩn HP(+).

+ Nếu chỉ 1 trong 2 xét nghiệm mô bệnh học và test urease (+), tiến hành làm thêm test thở hoặc test phân(mọi lứa tuổi), nếu test thở hoặc test phân dương tính xác định có nhiễm Helicobacter pylori.

Trường hợp ngoại lệ: Nếu gia đình từ chối nội soi: chỉ định làm test thở hoặc test phân (mọi lứa tuổi).

Nếu test (-) tìm nguyên nhân khác.

Nếu test (+) thảo luận gia đình để soi dạ dày chẩn đoán nguyên nhân đau bụng. Trẻ biểu hiện lâm sàng và có tổn thương loét trên nội soi và có nhiễm H. pylori được xác định bằng test nhanh urease, test thở hoặc test phân (+), bố mẹ điều trị ung thư dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng => điều trị theo phác đồ 1.

Trẻ có tổn thương trên nội soi và mô bệnh học có Hp (+): giải thích cho gia đình và đưa ra quyết định có điều trị diệt Hp hay không sau thảo luận với cha mẹ/người giám hộ trẻ.

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do Helicobacte Pylori

Điều trị phác đồ 1

Trẻ < 8 tuổi

Amoxicillin + Clarithromycin + PPI.

Amoxicillin + Metronidazole + PPI

Trẻ > 8 tuổi

Amoxicillin + Clarithromycin + PPI.

Amoxicillin + Metronidazole + PPI

Tetracyclin (hoặc) Doxycyclin + Metronidazol + PPI (trẻ đã thay hết răng).

Liều lượng

Amoxicillin: 50mg/kg/ngày.

Clarithromycin: 20 mg/kg/ngày.

PPI (omeprazole): 1 mg/kg/ngày.

Metronidazol: 20 mg/kg/ngày.

Tetracyclin: 50 mg/kg/ ngày.

Doxycyclin: 5 mg/kg/ngày.

Đánh giá hiệu quả diệt H. Pylori

Tiến hành sau khi:

- Dừng kháng sinh ≥ 4 tuần.

- Dừng PPI ≥ 2 tuần.

Phương pháp:

- Test thở C13 hoặc Test phân

Kết quả:

- Nếu test (-) sạch vi khuẩn.

- Nếu (+) còn vi khuẩn, phác đồ thất bại.

Trường hợp điều trị thất bại

Nếu bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng: cần theo dõi và hẹn khám lại định kỳ.

Nếu bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng: bệnh nhân được tiến hành nội soi dạ dày, urease test, mô bệnh học, nuôi cấy HP và làm kháng sinh đồ

Nếu cấy H.pylori (+) và làm được kháng sinh đồ: điều trị theo kháng sinh đồ: kết hợp 2 loại kháng sinh nhạy cảm + PPI trong 2 tuần.

Nếu cấy H.pylori (-):

+ Thay kháng sinh khác loại kháng sinh đã dùng trong phác đồ 1.

+ Tăng liều.

+ Kéo dài thời gian điều trị.

+ Phối hợp Bismuth.

Chữ viết tắt: PPI: Proton-pump-inhibitor (Thu*c ức chế bơm proton)

Nguồn: Internet.


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phac-do-dieu-tri-viem-loet-da-day-do-helicobacte-pylori-o-tre-em-47255.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY