Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Phải chăng Sơn Tùng M-TP mắc hội chứng Cryptomnesia - Hội chứng vô tình trở thành KẺ ĐẠO NHÁI?

Có khi nào, Cryptomnesia chính là nguồn cơn tiềm tàng của những đạo sĩ?

Thị trường nhạc Việt ở thời điểm hiện tại, có thể khẳng định "Muộn rồi mà sao còn" đánh dấu màn tái xuất thành công của Sơn Tùng M-PT là ca khúc hot và dành được sự quan tâm nhiều nhất.

Được biết, chàng ca sĩ gốc Thái Bình đã đảm nhiệm hầu hết trong các khâu, từ sáng tác, viết lời, sản xuất cho đến hòa âm phối khí.

Để phù hợp với lyrics ngọt ngào, nhẹ nhàng mang nội dung là nỗi tương tư của một chàng trai với cô gái nọ, muộn rồi mà sao còn được xây dựng mv theo concept tươi sáng, nhờ đó mà sản phẩm âm nhạc này đã tự mình trở nên khác biệt khi thị trường đang 'ngập lụt' trong những mv với cốt truyện drama.

Tuy nhiên, khi xem đi xem lại MV Muộn rồi mà sao còn, một số fan Kpop cho rằng sản phẩm này có phần hao hao Bbibbi của IU.

Phải chăng Sơn Tùng M-TP mắc hội chứng Cryptomnesia - Hội chứng vô tình trở thành KẺ ĐẠO NHÁI? - Ảnh 1.

Đầu tiên, poster của cả hai mv đều lấy màu vàng làm nền, nổi bật lên chủ thể là ca sĩ. trùng hợp là iu chọn cảnh ngồi giữa những hàng ghế cam thì sơn tùng m-tp cũng tương tự, chỉ khác góc chụp.

Phải chăng Sơn Tùng M-TP mắc hội chứng Cryptomnesia - Hội chứng vô tình trở thành KẺ ĐẠO NHÁI? - Ảnh 2.

Cảnh sơn tùng ngồi giữa dãy ghế trong sân vận động của muộn rồi mà sao còn dễ làm liên tưởng đến mv của iu.

Phải chăng Sơn Tùng M-TP mắc hội chứng Cryptomnesia - Hội chứng vô tình trở thành KẺ ĐẠO NHÁI? - Ảnh 3.

Ở cảnh mở đầu, iu nằm trên một chiếc nệm còn sơn tùng m-tp thì 'lăn qua lộn lại' không ngủ được trên giường.

Phải chăng Sơn Tùng M-TP mắc hội chứng Cryptomnesia - Hội chứng vô tình trở thành KẺ ĐẠO NHÁI? - Ảnh 4.

Cùng là ở sân cỏ bóng đá, IU chọn thời điểm quay là buổi sáng thì Sơn Tùng vào buổi tối, góc quay cũng rộng hơn.

Phải chăng Sơn Tùng M-TP mắc hội chứng Cryptomnesia - Hội chứng vô tình trở thành KẺ ĐẠO NHÁI? - Ảnh 5.

Làn chạy bộ có vạch trắng cùng được cả hai nghệ sĩ đưa vào MV.

Phải chăng Sơn Tùng M-TP mắc hội chứng Cryptomnesia - Hội chứng vô tình trở thành KẺ ĐẠO NHÁI? - Ảnh 6.

Tiếp tục, cảnh quay iu đứng ở căn hộ trung tâm, xung quanh là nhiều căn hộ khác là một cảnh đặc trưng của mv bbibbi, và tình cờ trong muộn rồi mà sao còn, sơn tùng m-tp cũng chọn bối cảnh chung cư làm một điểm quay.

Phải chăng Sơn Tùng M-TP mắc hội chứng Cryptomnesia - Hội chứng vô tình trở thành KẺ ĐẠO NHÁI? - Ảnh 7.

IU có phi tiêu, Sơn Tùng cũng có

Đây không phải 'nghi án' đầu tiên mà "muộn rồi mà sao còn" gây tranh cãi. khi ca khúc mới phát hành, một số khán giả cho rằng giai điệu có phần giống với hit thanh xuân của đào bá lộc. anh chàng thậm chí đã phải khóa phần bình luận dưới mv để tránh tranh cãi. và, thực tế, hầu hết các sản phẩm của ca sĩ này khi ra mắt công chúng đều ít nhiều dính nghi án "học hỏi" "na ná" một sản phẩm âm nhạc quốc tế nào đó.

Tuy nhiên, thay vì phân tích đúng - sai trong nghi án đạo nhái này, trong khuôn khổ bài viết, chúng ta sẽ đưa ra một giả thiết khác về người sáng tạo với câu hỏi: phải chăng sơn tùng m-pt mắc hội chứng cryptomnesia - một hội chứng không xa lạ với nhiều người, và bạn hãy thử soi chiếu xem bản thân có khi nào rơi vào trường hợp dở khóc dở cười do hội chứng này mang lại hay không nhé!

CRYPTOMNESIA - KHI CHIẾC CHÌA KHÓA KÝ ỨC BỊ GIẤU NHẸM

bạn đã từng say sưa kể một câu chuyện hấp dẫn nào đó với bạn bè của mình, sau đó tẽn tò nhận ra đối phương - người đang bày ra một vẻ mặt thâm sâu khó lường lại chính là kể cho bạn nghe câu chuyện đó? nếu câu trả lời là có thì đừng quá lo lắng, bởi có không ít người trên thế giới cũng đang mắc phải vấn đề tương tự như bạn! và đó được gọi là hội chứng cryptomnesia.

hội chứng cryptomnesia (còn có tên khác là hội chứng hidden memory - ký ức ẩn giấu) được gọi tên lần đầu tiên vào năm 1901 bởi nhà tâm thần học flournoy. đây là hiện tượng một người không thể xác định chính xác được các ký ức của mình có nguồn gốc từ đâu, xảy ra vào thời gian nào và thậm chí không thể phân biệt sự kiện đó diễn ra trong đời thật hay chỉ là ảo ảnh trong mơ.

Cryptomnesia thường bị nhầm lẫn với bệnh đãng trí do nó cũng được xem là một dạng suy giảm trí nhớ bệnh lý. Tuy nhiên, Cryptomnesia khác với bệnh đãng trí ở chỗ người bệnh CÓ nhớ nhưng nhớ sai thông tin hoặc sai thời điểm thông tin đó.

Hội chứng này thường đi cùng với hiện tượng "jamais vu" (trái ngược với hiện tượng nổi tiếng "deja vu") tức là đột nhiên cảm thấy một địa điểm (có thể quen thuộc hoặc đã gặp qua ít nhất một lần) bất ngờ xa lạ đến cùng cực, cứ như lần đầu tiên nhìn thấy.

Trường hợp phổ biến của hội chứng này tương tự như ví dụ nêu ở đầu bài: người bệnh cho rằng câu chuyện/ý tưởng này là của họ, sau đó đem kể lại cho những người xung quanh như thể chính mình là chủ nhân của câu chuyện/ý tưởng thú vị đó. Chính vì lẽ đó, không ít các bệnh nhân Cryptomnesia đã vô tình "đạo nhái" hoặc thậm chí là cướp công trắng trợn từ ai đó mà chẳng hề hay biết, cuối cùng nhận lại những cái kết tương đối đắng lòng.

một ví dụ điển hình cho cryptomnesia là câu chuyện về tay guitar jimmy page (thuộc ban nhạc led zeppelin) bị tố đạo nhái ca khúc "taurus" của randy wolfe (thuộc ban nhạc spirit và kém nổi tiếng hơn) để đưa vào ca khúc lừng danh "stairway to heaven". tại phiên tòa ở thành phố los angeles (mỹ), các chuyên gia âm nhạc khẳng định sự giống nhau đáng kinh ngạc của hai ca khúc. page thừa nhận có album của spirit và ban led zeppelin từng chơi lại một tác phẩm của spirit, nhưng "taurus" thì anh mới nghe. điều đó khiến nhiều người tin rằng jimmy mắc hội chứng "ký ức ẩn giấu" cryptomnesia và phản đối việc tòa ra phán quyết anh ta đạo nhạc.

Phải chăng Sơn Tùng M-TP mắc hội chứng Cryptomnesia - Hội chứng vô tình trở thành KẺ ĐẠO NHÁI? - Ảnh 8.

LÝ GIẢI VỀ CRYPTOMNESIA - NGUỒN CƠN TIỀM TÀNG CỦA NHỮNG "ĐẠO SĨ"?

các nhà khoa học cho rằng người bệnh cryptomnesia gặp trở ngại trong việc lưu trữ thông tin của bộ não. các thông tin khi được lưu ở não sẽ được cất vào một nơi, sau đó tách ra khi chúng ta cần tìm lại, nhắc đến. tuy nhiên, có những lúc việc nhớ lại của một số người có vấn đề, gặp trục trặc, bị rối loạn dẫn đến việc "nhớ nhầm" hay nhận vơ ký ức của người khác.

Nhà tâm lý Elizabeth Loftus, Đại học Washsington cho biết "Hầu hết chúng ta luôn có những ký ức được ngụy tạo mà không hề hay biết". Bà Karen Corrigan - nhà sáng lập hãng quảng cáo Happiness Brussels - thừa nhận thực tế này: "Nó xảy ra và xảy ra rất thường xuyên. Các chuyên gia thiết kế ý tưởng - vốn thường xuyên nghiên cứu các quảng cáo trước đó - thường ghi nhớ chúng một cách vô thức và sau đó đưa ra những ý tưởng tương tự".

Mặc dù chưa có cách điều trị Cryptomnesia cụ thể, tuy nhiên bạn cũng có thể hạn chế tình trạng "nhớ nhầm" câu chuyện/ý tưởng của người khác bằng cách kiểm tra thật kỹ thông tin trước khi quyết định trình bày, sáng tác hoặc làm điều gì đó tương tự để tránh nhận về cái danh "đạo sĩ" nhé!

Bài viết trên không mang tính quy chụp hay khẳng định sơn tùng m-tp mắc hội chứng cryptomnesia. rất có thể với khả năng học hỏi và cập nhật dòng chảy âm nhạc thế giới, nên các ý tưởng lớn đã gặp nhau và đồng điệu?

Còn bạn, bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề này, hãy chia sẻ với chúng tôi nhé!

(Tham khảo limdimstory)

Kim Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/phai-chang-son-tung-m-tp-mac-hoi-chung-cryptomnesia-hoi-chung-vo-tinh-tro-thanh-ke-dao-nhai-20210505144346222.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY