Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Phải làm gì khi vết khâu tầng sinh môn bị sưng?

Vết khâu tầng sinh môn bị sưng cho thấy bạn có thể đã bị viêm nhiễm hoặc gặp biến chứng sau phẫu thuật. Vậy phải xử lý ra sao khi vết rạch tầng sinh môn bị sưng đau?

1. Vết khâu tầng sinh môn bị sưng đỏ có đáng lo ngại?

vết khâu tầng sinh môn bị sưng đỏ là điều không ai mong muốn và mang lại nhiều phiền toái cho các chị em trong quá trình vệ sinh cá nhân cũng như chăm sóc con cái. mức độ trầm trọng của vết khâu tầng sinh môn sẽ cho biết tình trạng sức khỏe của bạn có đáng lo ngại hay không?

Thủ thuật khâu tầng sinh môn thường dành cho các chị em được chỉ định sinh thường, việc làm này giúp em bé được sinh ra dễ dàng và an toàn hơn. nhiều chị em muốn cải thiện tình trạng “cô bé” bị giãn rộng do tuổi tác hoặc do sinh nở nhiều lần hoặc muốn tái tạo lại niêm mạc giữa biểu bì da và *m đ*o.

Tầng sinh môn thường có chiều dài khoảng 3 – 5 cm và có tác dụng nâng đỡ các cơ quan vùng chậu như: *m đ*o, tử cung, trực tràng, bàng quang,…

Rạch tầng sinh môn sẽ giúp tránh những tổn thương của *m đ*o và vòng cơ hậu môn. ngoài ra, các bác sĩ còn thực hiện rạch tầng sinh môn để phục hồi V*ng k*n và khả năng đàn hồi vùng xương chậu được nhanh hơn.

Việc rạch tầng sinh môn chỉ được chỉ định đối với các sản phụ khó sinh, thai nhi hoặc đầu của thai quá to so với *m đ*o của người mẹ hoặc bào thai đang trong tình trạng nguy hiểm.

2. Nguyên nhân khiến vết khâu tầng sinh môn bị sưng tấy, đỏ đau

Sau khi rạch tầng sinh môn để em bé ra dễ dàng hơn, chị em thường có cảm giác đau căng, bứt rứt, khó chịu trong những ngày đầu nhưng từ 2 - 3 tuần sau, vết khâu sẽ lành hẳn thì cảm giác sẽ đó cũng sẽ hết dần.

Thế nhưng, trong một vài trường hợp sau khi sinh con được vài tháng thì vẫn có cảm giác chỉ bị vướng, vết khâu đau nhức, sưng đỏ,… dưới đây có thể là một vài nguyên nhân mà chị em gặp phải:

+ vết khâu tầng sinh môn không được vệ sinh sạch sẽ, điều này vô tình làm vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm nhiễm khiến vết thương sưng đỏ, lâu lành.

+ Tụ máu ở vết khâu ở tầng sinh môn.

+ Chỉ khâu tự tiêu đi quá nhanh trong khi vết thương chưa lành hẳn khiến vết thương bị rách, tổn thương.

+ khi khâu tầng sinh môn, các chị em phụ nữ nên hạn chế việc làm nặng, vận động quá mạnh, đứng ngồi sai tư thế dễ khiến vết khâu tầng sinh môn bị bục chỉ, viêm nhiễm.

+ việc mặc quần lót quá chật cũng khiến đáy quần cọ xát vào phần vết khâu khiến làm vết thương lâu lành.

+ Quan hệ T*nh d*c quá sớm, quá mạnh khi vết khâu vẫn chưa lành hẳn làm vết khâu bị tổn thương.

+ Dung nạp những loại thức ăn có gây ngứa, dị ứng như hải sản, gà, nếp,...

+ Các chị em vô tình làm tổn thương vết khâu khi vết thương chưa lành hoặc còn đang kéo da non.

3. Vết khâu tầng sinh môn bị sưng có mủ gây ra nguy hại gì?

Vết khâu bị sưng đau sau khi tiến hành thủ thuật khâu tầng sinh môn là việc bình thường. vết khâu sẽ sưng đau nhiều trong khoảng 5 đến 7 ngày.

Sau khoảng thời gian này, vết khâu sẽ bắt đầu liền da và cảm giác ngứa râm ran dễ khiến nhiều người khó chịu. việc tránh không làm tổn thương vết khâu lúc này là việc cần thiết quyết định phần nào vết khâu sẽ lành hẳn hay tiếp tục sưng viêm.

Trong 2 tuần tiếp theo nếu bạn không thấy sốt, chảy máu, khu vực vết khâu khô hoàn toàn thì tầng sinh môn sẽ lành trong những tuần tiếp theo và bạn có thể an tâm rằng mình ít có khả năng bị biến chứng ở vết khâu tầng sinh môn.

Khâu tầng sinh môn có thể làm xuất hiện những mô sẹo và gây cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy. các mô sẹo này có thể khiến cho chị em cảm thấy đau rát khi quan hệ T*nh d*c. nếu tình trạng đau sưng đỏ này kéo dài kèm theo dấu hiệu mưng mủ ở vết thương, thì bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, tránh tình trạng vết thương nhiễm trùng nặng hơn sẽ khó xử lý và để lại hậu quả lâu dài hoặc tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa khác.

4. Cần làm gì khi vết khâu tầng sinh môn bị sưng?

Khi vết khâu tầng sinh môn không thể lành hẳn theo thời gian như đã nói ở trên, bạn nên tiến hành tự kiểm tra kỹ lại vết khâu. nếu cảm thấy vết khâu có dấu hiệu ngày càng sưng đỏ, đau kèm theo mủ hay cơ thể nóng sốt bất thường, bạn cần đến ngay các cơ quan y tế để thăm khám càng sớm càng tốt.

Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và xử lý vết khâu một lần nữa nếu vết khâu có vấn đề. trong thực tế, đã có rất nhiều chị em vì chủ quan cho rằng vết sưng đỏ đau này là bình thường và bỏ qua không thăm khám dẫn đến viêm nhiễm ngày càng nặng hơn, dẫn đến nhiều hậu quả không đáng có.

Để hạn chế những biến chứng khi vết khâu tầng sinh môn bị sưng đau, chị em nên đến những cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ có chuyên môn chẩn đoán nguyên nhân gây sưng đau tầng sinh môn và có phương pháp điều trị phù hợp.

5. Để tránh vết khâu tầng sinh môn bị sưng đỏ tại nhà phải làm sao? 

+ Vệ sinh vết khâu đúng cách

Các chị em nên lau sạch vùng âm hộ, đáy chậu 2 lần một ngày để ngăn ngừa viêm nhiễm khu vực vết thương. Lau khô vết thương nhẹ nhàng sau mỗi lần đi tiêu, tiểu. Chỉ cần sử dụng nước ấm để vệ sinh, tránh dùng các loại hóa chất tẩy rửa.

Có thể dùng vòi hoa sen hoặc dội nước từ sau hay dùng khăn mềm thấm nước và lau sạch từ trước ra sau nhẹ nhàng. Tuyệt đối không lau ngược từ sau ra trước vì sẽ mang những chất dơ từ phía hậu môn đi ngược về vết thương sẽ gây nhiễm trùng.

Nên thay băng vệ sinh mỗi 4 – 6 tiếng để đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ, giảm sự tích tụ của mồ hôi, vi trùng và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Không nên thụt rửa vào bên trong khi không có chỉ định từ bác sĩ.

+ Sử dụng miếng gạc lạnh

Vết khâu tầng sinh môn vẫn sẽ bị sưng và đau sau ngày sinh đầu tiên. nhưng chúng ta hoàn toàn có thể làm giảm bớt các triệu chứng này bằng phương pháp dùng miếng gạc lạnh hoặc túi đá lạnh chườm lên vết khâu, điều này sẽ giúp các mẹ giảm bớt cảm giác đau và sưng cứng khó chịu. sau đó lau khô lại bằng khăn sạch.

+ Lựa chọn tư thế ngồi phù hợp

Nhiều chị em sẽ có cảm giác đau nhiều mỗi khi ngồi dậy, vì tư thế ngồi không thích hợp làm sức nặng cơ thể đè lên vết khâu tầng sinh môn. để giảm bớt cảm giác khó chịu này, các mẹ nên chọn cho mình một tư thế ngồi làm sao để ít tạo áp lực lên vết khâu nhất có thể.

Mẹo nhỏ là chị em có thể lót vải mềm hai bên mông hoặc lót đệm hơi để không tì đè nhiều lên vết thương. thông thường, cảm giác đau thường biến mất từ sau 3 – 4 ngày và khoảng sau 3 tuần vết khâu sẽ hoàn toàn lành lại.

+ Đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng

Nhiều chị em lo sợ việc vận động thường xuyên sẽ làm “động” vết thương, nhưng ngược lại, việc tập đi bộ sau sinh giúp máu lưu thông đến vùng tầng sinh môn, giảm sưng và giúp vết lành nhanh hơn. Tập đi bộ nhẹ nhàng còn giúp ngăn ngừa chứng cứng khớp và đau lưng do nằm nhiều.

Ngày đầu tiên sau sinh, khi các chị em đã lấy lại sức và ngồi dậy bình thường, hãy tập đi lại nhẹ nhàng từng bước một. Chú ý đi thẳng người, hai chân bước rộng ra một chút và bước đi với một tâm trạng thoải mái nhất.

6. Chú ý việc ăn uống để giúp vết khâu mau lành

Các chị em không cần ăn uống quá kiêng khem. Việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất phục hồi sức khỏe là việc làm cần thiết để có sữa cho con bú và giúp vết thương mau lành.

Nên ăn nhiều chất xơ, bổ sung thêm rau xanh, đu đủ, trái cây trong khẩu phần ăn và uống nhiều nước để tránh táo bón. Nên hạn chế ăn các loại thực phẩm làm vết thương lâu lành như: rau muống, hải sản, thịt gà, nếp,...

hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các chị em sau sinh có thể tìm được giải pháp khi vết khâu tầng sinh môn bị sưng đau. nếu nhận thấy có những bất thường ở vết khâu tầng sinh môn, nên sớm đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám để tránh gây ra những tổn thương sức khỏe lâu dài.

Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/phai-lam-gi-khi-vet-khau-tang-sinh-mon-bi-sung-359194.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/phai-lam-gi-khi-vet-khau-tang-sinh-mon-bi-sung-359194.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/me-bau-214/phai-lam-gi-khi-vet-khau-tang-sinh-mon-bi-sung-359194)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Thoái hóa khớp là chứng bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý của khớp. Bệnh tiến triển thầm lặng, không có biểu hiện gì cho đến một mức độ tổn thương nhất định...
  • Tôi 20 tuổi, chưa lập gia đình và chưa quan hệ T*nh d*c nhưng thường xuyên bị ra huyết trắng nhiều và bị vón cục...
  • Tôi 37 tuổi, sức khỏe bình thường. Tuy nhiên mấy năm gần đây tôi rất hay bị dị ứng, nhất là khi đi lạnh về. Bệnh tái đi tái lại nhiều lần khiến tôi rất khó chịu.
  • Tôi 39 tuổi, gần đây thấy chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Đi khám bác sĩ cho thử máu phát hiện nhiễm virut viêm gan B nên tôi rất lo lắng.
  • Chất lượng “tinh binh” đóng vai trò quyết định trong việc duy trì nòi giống.
  • Em năm nay 23 tuổi. Em đã có quan hệ với bạn gái em cách đây khoảng 3 năm. Tuy nhiên, mới đây, em đã bị nổi mẩn ở bộ phận Sinh d*c.
  • Các em học sinh vừa thi học kỳ II xong, khi nhà trường lơ là và cha mẹ thiếu quan tâm trong giai đoạn giữa “học” và “nghỉ hè”, nhiều T*i n*n đã xảy ra.
  • Xin chào bác sĩ cháu đi siêu âm được biết cháu bị sỏi thận phải 14mm.Giờ cháu nên làm gì trong trường hợp này? có cần kiêng ăn gì và điều trị sao thưa BS?
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY