Da , Tóc , Da liễu hôm nay

Phân biệt dị ứng và cảm lạnh

Hắt hơi, ho hay chảy nước mũi... đó là dị ứng hay cảm lạnh? Thật khó trả lời vì có nhiều triệu chứng giống nhau.
Theo thống kê tại Mỹ, hầu hết người lớn đều bị cảm lạnh 2-4 lần/năm. Trẻ em, đặc biệt là nhóm tuổi mẫu giáo, trước khi vào lớp 1, thường bị cảm lạnh 6-10 lần/năm.

Một trong những cách chắc chắn để xác định xem liệu bạn hay bé bị cảm lạnh hay dị ứng là chú ý thời gian biểu hiện bệnh. Biểu hiện của cảm lạnh thường giảm dần trong vòng 1-2 tuần nhưng dị ứng thì sẽ dai dẳng nếu không được điều trị.

Các biểu hiện của cảm lạnh

Cảm lạnh là do virus xâm nhập vào đường hô hấp trên (mũi và họng).  Nhưng nhìn chung, chúng bao gồm một số trong các biểu hiện dưới đây:

- Chảy nước mũi hay ngạt mũi
- Ngứa và viêm họng
- Ho - Sung huyết - Đau người hoặc đau đầu nhẹ - Hắt hơi
- Chảy nước mắt
- Sốt nhẹ
- Mệt mỏi nhẹ

Điều quan trọng cần lưu ý là cảm lạnh không gây ra sốt cao hay mệt lử.

Có cần đến gặp bác sĩ?

Nếu là người trưởng thành, các triệu chứng sau sẽ cần phải đi khám:
- Sốt từ 39oC trở lên
- Sốt cao kèm với đau và mỏi mệt
- Sốt đổ mồ hôi, ớn lạnh và ho ra đờm có màu sắc khác thường
- Có biểu hiện sưng tuyến hạch nào đó
- Đau xoang dữ dội

Do trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh cảm lạnh hơn so với người lớn, nên cần đưa tới bác sĩ ngay lập tức khi có một trong các biểu hiện sau:
- Sốt từ 39,5oC trở lên, ớn lạnh hay đổ mồ hôi
- Sốt kéo dài hơn 3 ngày
- Nôn hoặc đau bụng
- Buồn ngủ bất thường
- Đau đầu dữ dội
- Khó thở
- Khóc dai
- Đau tai
- Ho không dứt

Về dị ứng

Các loại dị ứng có thể liên quan với các yếu tố môi trường như phấn hoa, bụi, nấm mốc, lông vật nuôi, thực phẩm, Thu*c hay côn trùng. Nếu thấy các biểu hiện trên xuất hiện sau khi tiếp xúc với một vật nào đó thì có thể bạn bị dị ứng chứ không phải là cảm lạnh.

Có thể hỏi bác sĩ để xác định chính xác liệu có bị dị ứng hay không và nguyên nhân do đâu. Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu hay test trên da để tìm ra các “thủ phạm” gây dị ứng cho bạn và từ đó có hướng điều trị.


AloBacsi.vn
Theo Sức Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/phan-biet-di-ung-va-cam-lanh-n617.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ địa nhạy cảm với Thuốc cũng là một yếu tố để BS quyết định phác đồ, bên cạnh đó bệnh gan hay bệnh thận kèm theo cũng sẽ ảnh hưởng quyết định dùng Thuốc của bác sĩ.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY