Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Phản tác dụng khi bảo quản những thực phẩm này trong tủ lạnh

Tủ lạnh để bảo quản thực phẩm, nhưng có những loại thực phẩm lại rất “kỵ” tủ lạnh. Trong đó, có những món chúng ta cất vào tủ lạnh như một thói quen.

Cafe cần môi trường bảo quản khô, mát để tươi lâu, trong khi nhiệt độ của tủ lạnh lại quá lạnh so với hạt cafe. Các chuyên gia cafe cho hay, loại hạt này nên được bảo quản ở trong thùng kín và ở nơi ít ánh sáng hay độ ẩm cao.

Bánh mỳ sẽ bị khô cứng nếu để lâu trong tủ lạnh.

Cà chua sẽ mất đi phần nào hương vị thơm ngon và cả chất dinh dưỡng nếu cất trong tủ lạnh. Tuy nhiên, đây là thực phẩm thường thấy trong tủ lạnh tại các gia đình.

Cà tím rất nhạy cảm với nhiệt độ. Và bảo quản cà tím trong tủ lạnh sẽ phản tác dụng, vì ở môi trường dưới 10 độ C, cà tím sẽ mất đi hương vị của mình. Cách bảo quản cà tím tốt nhất là để nó tránh xa các loại trái cây và rau củ khác.

Bơ ngon nhất khi chín. Việc cất bơ trong tủ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín tự nhiên của quả bơ. Loại quả này thơm ngon nhất khi chín tự nhiên và chỉ cần bảo quản ở nơi khô ráo.

Theo một nghiên cứu khoa học từng đăng trên Business Insider, việc bảo quản mật ong trong tủ lạnh sẽ làm nó cô đặc lại. Mật ong có thể được bảo quản vô thời hạn trong môi trường tự nhiên.

Thông thường sau khi mở nắp chai tương cà chua hay ketchup, người ta thường cất vào tủ lạnh. Tuy nhiên, món sốt cà chua đã có đủ chất bảo quản mà không cần tới tủ lạnh. Tại nhiều nhà hàng, bạn có thể thấy họ để các chai ketchup trên bàn ăn mà không bao giờ cất vào tủ lạnh.

Trái cây họ cam, quýt có độ axit cao và có thể bị hỏng nếu ở trong môi trường quá lạnh. Với cam, loại quả này có một lớp vỏ dày nên có thể bảo quản ở nhiệt độ "ấm hơn" so với tủ lạnh.

Mọi người đều có thói quen cất hoa quả trong tủ lạnh để chúng tươi lâu, song thực tế mọi loại quả sẽ ngon hơn nếu được để tránh xa tủ lạnh. Trong đó, táo vẫn sẽ tươi ngon trong 1-2 tuần khi để ở môi trường tự nhiên.

Nhiều người thích ăn trái cây lạnh, nhưng việc cất lê vào tủ lạnh quá lâu sẽ khiến loại quả này bị mềm và xốp, chứ không còn giòn ngọt.

Các nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ chỉ ra rằng, giá trị dinh dưỡng của dưa hấu sẽ bị giảm nếu để lạnh. Song với dưa hấu đã cắt lát thì vẫn nên cất vào tủ lạnh.

Lời khuyên để bảo quản đu đủ là cất trong túi giấy để loại quả này chín tự nhiên và thơm ngon nhất.

Chuối là loại quả trồng ở vùng có khí hậu nóng, nên loại quả này không phù hợp với sự mát mẻ của tủ lạnh.

Theo nghiên cứu của Đại học Minnesota (Mỹ), dưa chuột không cần bảo quản trong tủ lạnh. Với môi trường 12 độ C, dưa chuột có thể tươi ngon trong vòng 1 tuần. Nhiệt độ tủ lạnh sẽ làm hỏng lớp vỏ của dưa chuột.

Cất trong tủ lạnh là cách bảo quản ớt truyền thống và được cho rằng sẽ giúp tăng độ cay. Nhưng thực tế, đây là cách bảo quản phản tác dụng.

Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng bí ngô sẽ bị hỏng nếu cất vào tủ lạnh.

Khoai tây ngon nhất khi được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Và bạn chỉ nên rửa khoai khi chuẩn bị chế biến. Nhiệt độ tủ lạnh sẽ khiến bị sậm màu khi nấu.

Rất nhiều người cất socola vào tủ lạnh để không bị chảy, nhưng ít ai biết rằng điều này sẽ làm thay đổi hương vị của socola./.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/phan-tac-dung-khi-bao-quan-nhung-thuc-pham-nay-trong-tu-lanh-20200509164206404.htm)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY