Bài giảng huyết học và truyền máu hôm nay

Phản ứng kháng nguyên kháng thể dịch thể

Ngưng kết thấy được, ở giai đoạn này hồng cầu kết dính với nhau tạo thành các mảng ngưng kết có thể thấy bằng mắt thường.

Phản ứng kháng nguyên kháng thể dịch thể là phản ứng đặc hiệu giữa kháng thể là các Ig với kháng nguyên đặc hiệu.

Để phát hiện phản ứng này có các kỹ thuật sau đây liên quan đến huyết học - truyền máu:

Kỹ thuật ngưng kết.

Kỹ thuật tan tế bào phụ thuộc bổ thể.

Phản ứng ngưng kết

Phản ứng này có thể chia hai giai đoạn.

Giai đoạn đẩu

Sự liên kết kháng nguyên kháng thể Giai đoạn này có một số yếu tố ảnh hưởng sau đây:

Tỷ lệ cân bằng kháng nguyên kháng thể. Tỷ lệ này được tính theo công thức:

K1 và K2 là tỷ lệ cô định, có liên quan đến phản ứng kháng nguyên KT, liên quan vối hằng số K.

Khi K ở mức độ cân bằng thì phản ứng xảy ra rất mạnh, ngược lại thì phản ứng yếu không rõ ràng.

pH của môi trường phản ứng: trong khoảng từ 5,5 - 8,5.

Lực ion của dung dịch phản ứng.

Nhiệt độ: từ 37°c đến 40°c.

Giai đoạn thứ hai

Ngưng kết thấy được, ở giai đoạn này hồng cầu kết dính với nhau tạo thành các mảng ngưng kết có thể thấy bằng mắt thường.

Kết quả của giai đoạn này phụ thuộc vào:

Mức độ tiếp xúc giữa tế bào và kháng thể: để tiếp xúc tốt có thể ly tâm, hoặc kéo dài thời gian ủ, hoặc bổ sung thểm albumin cho nhanh ngưng kết.

Điện tử tự do trên bề mặt hồng cầu: thường giữa các hồng cầu có khoảng cách khoảng 18nm, giữa các phân tử IgG trên bề mặt hồng cầu khoảng 12nm. Cho nên nêu có thểm chất bổ sung để rút ngắn khoảng cách này thì phản ứng xảy ra nhanh hơn. Mặt khác thường xung quanh hồng cầu có lốp áo khoác (coated layer), vì vậy phải tiêu huỷ chúng bằng protease (trypsin, papain) hoặc neuramidase.

Đời sông và hiệu lực của phân tử kháng thể.

Vị trí và mật độ của nhóm quyết định kháng nguyên bề mặt hồng cầu.

Khả năng gắn bổ thể của phân tử kháng thể.

Phương pháp phát hiện phản ứng ngưng kết:

Phản ứng ngưng kết là phản ứng thường dùng nhất trong truyền máu, do kháng thể đa hoá trị gắn với kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu tạo thành mảng ngưng kết. Thường dùng các phản ứng sau:

Ngưng kết trực tiếp: thường do kháng thể typ IgM - thường dùng kỹ thuật này xác định nhóm máu ABO.

Ngưng kết gián tiếp: ngoài kháng thể typ IgM, hầu hết kháng thể nhóm máu ABO là typ IgG. Do số lượng vị trí gắn kháng thể ít và khoảng cách xa (12nm) nên ngưng kết trực tiếp đôi khi khó khăn. Trong trường hợp này nếu được viện trợ thểm một số chất như protease, albumin, hoặc chất làm tăng kết dính như polybren thì phản ứng ngưng kết sẽ dễ dàng hơn.

Thử nghiệm bằng kháng thể Coombs (Coombs test): sử dụng kháng thể kháng gammaglobulin, thử nghiệm Coombs dùng phát hiện các kháng thể thiếu (kháng thể không hoàn toàn).

Test Coombs trực tiếp, có thể phát hiện sự có mặt của kháng thể không hoàn toàn trên bề mặt hồng cầu.

Test Coombs gián tiếp, có thể phát hiện kháng thể không hoàn toàn trong huyết thanh. Trong trường hợp này phải tiến hành hai bước:

Bưóc 1: ủ huyết thanh bệnh nhân với hồng cầu nhóm 0 trong 60 - 90 phút, rửa sạch (loại kháng thể thừa).

Bước 2: Bổ sung anti - gammaglobulin (Coombs serum) quan sát hiện tượng ngưng kết hồng cầu.

Dùng microplat: có thể định được 800 - 1.000 mẫu xét nghiệm/ngày; đây là máy định nhóm tự động.

Dùng microcolum: sử dụng định nhóm máu trong cột gel.

Sử dụng kỹ thuật sàng lọc kháng thể: trường hợp huyết thanh bệnh nhân có nhiều loại kháng thể chống hồng cầu khác nhau - như anti - A, c, E của hệ Rh, M, N, s... trường hợp này cần sử dụng các kỹ thuật sàng lọc, nhất là bệnh nhân truyền máu nhiều lần, như kỹ thuật xử lý máu, kỹ thuật polybren, ủ ở nhiệt độ 37°c, kỹ thuật cột gel...

Phản ứng kết hợp bổ thể

Phản ứng này thường dùng để phát hiện kháng thể chống bạch cầu, phản ứng tan hồng cầu (ít dùng).

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/bghuyethoctruyenmau/phan-ung-khang-nguyen-khang-the-dich-the/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY