Tâm linh hôm nay

Pháp hội Drukpa 2020tại Quan Âm tu viện

Ngày 01-02-03/01/2020 (07-08-09/12 Kỷ Hợi), tại Quan Âm tu viện (Q. Phú Nhuận) đã diễn ra Pháp hội Drukpa, do Ngài HE Gyalwa Dokhampa (Khamtrul Ripoche) và Tăng đoàn dòng truyền thừa Drukpa cử hành.

>> Tin tức Phật giáo mới nhất

Ngày 01/01/2020 (07/12): Nhân dịp năm mới 2020, Ngài HE Gyalwa Dokhampa gửi lời chúc năm mới an lành, hạnh phúc đến toàn thể nhân dân Việt Nam. Chia sẻ pháp thoại về hạnh phúc, Ngài nhấn mạnh “chúng ta nên ý thức nhân quả, tăng trưởng thiện lành, yêu thương muôn loài, bảo vệ môi trường, nỗ lực tu trì để con đường giác ngộ giải thoát đem sự lợi lạc cho số đông, trong đó có cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp”.

Sau thời pháp thoại, khóa chuyên tu Tara trì niệm 1 triệu biến thần chú Tara, cầu nguyện gia đình hưng thịnh, quốc thái dân an, quán đảnh cộng đồng Mandala Lục độ mẫu (Arya Tara). Ngài Gyalwa giảng giải, có ba điểm cốt yếu của sự thực hành theo nguyện lực của Đức Lục độ Tara.

Thứ nhất: Phát tâm thoát khỏi luân hồi đau khổ.

Thứ hai: Phát khởi và trưởng dưỡng Bồ đề tâm lợi ích chúng sinh.

Thứ ba: Có hiểu biết, định lực nơi sắc thân của đức Tara và có chính kiến về tính không của các sắc tướng.

Người thực hành trước hết cần phải quy y và phát Bồ đề tâm. Trước hết phải thấu hiểu được những khổ đau trong luân hồi sinh tử do chúng ta còn bám chấp bản ngã, tạo vô số ác nghiệp trong đời. Tâm chúng ta rất ít khi mở rộng để nghĩ đến sự an vui, giải thoát cho tha nhân. Bởi vậy, người thực hành không chỉ hướng tâm cho lợi ích giải thoát bản thân mà khi thực hành Phật Pháp, chúng ta không chỉ cầu nguyện riêng cho cá nhân mình, mà còn phải phát tâm Bồ đề, mở rộng tâm mình hướng tới tất cả pháp giới chúng sinh, qua đó chúng ta bớt đi bản ngã và biết sống vị tha hơn.

Thiền quán về sắc thân của đức Tara trong khóa chuyên tu giúp mỗi người thấu hiểu bản chất Tính không của thân và vạn pháp, xóa bỏ được định kiến cho mình chỉ là thân xác thịt phàm tình, thân nguồn gốc của những phiền não khổ đau mà hiển lộ được thân thanh tịnh của mình. Thiền quán về sắc thân của đức Tara cũng giúp xóa bỏ bớt những dòng tâm ghen tị, sân giận, thấu hiểu những phiền não, tư tưởng, hành động bất thiện không tồn tại như chúng đang hiện diện, đó không phải là bản chất tâm đích thực, đồng thời giúp người thực hành nhận ra, hòa nhập với tâm lợi tha, thanh tịnh vốn có nơi chính mình."

Với tinh thần yêu tăng trưởng lòng từ, 585 Phật tử phát nguyện ăn chay, theo thời gian cam kết trọn đời (trường chay): 146 vị, 1 năm: (21 vị), 1 tháng (51 vị), 1 lần/tuần (367 vị).

Ngày 02/01: Pháp hội cử hành khóa lễ hỏa tịnh (Riwo Sang Choe), lễ quán đỉnh cộng đồng Mandala Hồng Độ Mẫu (Red Tara).

Có nhiều cấp độ trong thực hành giáo pháp. Có người thực hành với mong cầu sự bình an, hạnh phúc trong đời nay và đời sau. Có người do thức tỉnh được cuộc đời này chỉ như một giấc mộng phù du, công danh, tiền tài, địa vị cũng chỉ là một giấc mộng miên viễn, do đó họ không tìm cầu hạnh phúc giả tạm bên ngoài, không cầu những thú vui, hạnh phúc giả tạm mà còn khát ngưỡng giải thoát khỏi luân hồi khổ đau. Có cấp độ người thực hành do tự thức tỉnh, vượt thoát luân hồi khổ não, nhận thấy bản chất bình đẳng ở mọi chúng sinh mà còn có tâm nguyện giúp tất cả chúng sinh cùng giải thoát. Các pháp thực hành Phật giáo Kim cương thừa hoàn toàn dựa trên nền tảng tâm nguyện này.

Trong tứ hạnh của chư Phật, chư Bồ tát là: Tăng ích, Tức Tai, Hàng Phục và Kính Ái thì thực hành Hồng Độ Mẫu Tara thuộc bộ Kính Ái. Thọ nhận quán đỉnh của ngài không chỉ ban gia trì năng lực kính ái, thâu nhiếp các năng lượng tốt lành, nhiếp phục tâm người, nhiếp phục các hiện tướng bên ngoài, mà điểm chính yếu là khả năng nhiếp phục sự phóng chiếu phàm tâm ta. Mọi hiện tướng trên thế giới, những tư tưởng, sự thành công hay thất bại thực tế đều do phàm tâm ta phóng chiếu ra. Khi một ai đó giúp đỡ, lợi ích ta, ta coi đó là bạn, ngược lại nếu họ nói xấu, làm tổn hại ta, ta không ưa thích, thậm chí coi họ là kẻ thù. Bản chất sự phóng chiếu đó là mộng huyễn, không có tự tính cố hữu. Nếu chịu khó quan sát, ta sẽ thấy khi ta còn trẻ, quan niệm về thành công, hạnh phúc của ta có thể khác, khi trung niên các quan niệm đó có thể lại thay đổi hoàn toàn. Như thế hạnh phúc, thành công trên thực tế chỉ là do phàm tâm ta phóng chiếu ra, bản chất của chúng là không thật có.

Tư tưởng Phật giáo Đại thừa dạy rất rõ ràng, tất thảy các loài đều vốn có Phật tính nhưng do vô minh, tham ái, sân hận đã che mờ bản chất tâm chân thật này. Ví dụ: Trong cuộc đời của mình, chúng ta khi còn là một đứa trẻ mới sinh ra ban đầu chưa có tên, rồi được cha mẹ đặt một tên, rồi cả cuộc đời bám chấp vào cái tên đó, rồi khi lớn lên người đó lại bám chấp vào tri thức học được, nghề nghiệp mình đang làm. Ta đồng nhất tên hiệu, nghề nghiệp, thành công, thất bại, hạnh phúc, khổ đau với bản chất chân thật của mình. Quán đỉnh không phải là những nghi thức xa xôi mà thực sự giúp ta phá bỏ những bám chấp vào hình tướng, các khái niệm, đặt danh, phá bỏ sự bám chấp vào âm thanh khen chê, hay dở, phá bỏ những phiền não, bám chấp giúp ta thấu hiểu bản chất chân thật các sắc tướng, âm thanh và quay về với bản chất tâm chân thật của mình.

Khi lãnh thọ quán đỉnh, ta có giới nguyện cần trì giữ, giới nguyện bên ngoài là mọi lời nói, hành động, suy nghĩ không làm tổn hại người và chúng sinh, giới nguyện bên trong là làm mọi việc lợi ích tha nhân và giới nguyện Mật thừa là tinh tấn trì niệm chân ngôn, biết luôn thấy mọi sắc tướng hiện khởi là thân Bản tôn, mọi âm thanh là lời của Bản tôn và mọi ý niệm, tư tưởng hiện khởi là trí tuệ bản tôn.

Bản tôn Độ mẫu, thánh gia, bi mẫn vô chấp xót xa, lòng từ. Cúi xin vô chướng gia trì,Nguyện thề thành tựu tức thì chu viên, hoằng dương Phật pháp vô biên, cùng tu Phật học thảy nên nhất đồng, nguyên chư pháp chủ thịnh cường, hành trì tinh tấn, tỏ tường tự tha, muôn vàn tội ác tiêu ma, bệnh sầu, tranh chấp ắt là tiêu tan, quốc vương tu tập phúc tăng, gần xa trong nước muôn dân vui mừng, ác tà nghịch cảnh tan dừng, mộng mê ảo ảnh dữ dằn, cái ch*t vô thường, mười sáu tai ương, mộng mê, ảo ảnh, dữ dằn, luân hồi thống khổ gian nan trùng trùng, thọ mạng phúc báo, ân công, mọi điều ác niệm tịnh không hình thành, tu trì chứng ngộ, bồ đề thứ lớp tâm sinh tức thời, nguyện hành Phật pháp con noi, từ nay đến khi thành quả tu, thương con như mẹ nhân từ, xin yêu hết thảy chẳng trừ một ai.

Ngày 03/01: Khoá lễ hỏa tịnh khiển trừ chướng ngại tai ương, tích lũy công đức, cúng dường Mandala, ý nghĩa của Tam Đại Hộ pháp.

Mã Đầu Minh Vương - Hayagriva : Hộ pháp của tất cả các khoá lễ và nghi qũy lớn như Jangwa chuyển di tâm thức, hộ pháp bảo hộ hành giả nhập thất kín. 

Kim Cương Thủ - Vajrapani: sức mạnh uy dũng của tất cả chư Phật Bồ tát (đại lực). 

Điểu Thần - Garuda: Hàng phục Naga, chữa các bệnh do Naga gây ra. 

Cử hành 3 lễ quán đỉnh, Vũ điệu hộ pháp khiển trừ chướng ngại, gia trì và phát lộc Tshog.

Theo chương trình Pháp hội Drukpa tại TPHCM, 14h00 - ngày 12/01 (18/12): Pháp thoại với giới trẻ: “Làm thế nào để trở thành Phật tử trẻ thành công trong cuộc sống” tại Quan Âm Tu Viện. Khách mời: Nhà văn, Nhạc sĩ, Ca sĩ Hamlet Trương.

Đăng ký tham gia pháp thoại theo đường link: http://bit.ly/phapthoaigioitre2020.

Tin: Song Thường Văn

Ảnh: TN Đức Thường

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/phap-hoi-drukpa-2020tai-quan-am-tu-vien-d38971.html)

Tin cùng nội dung

  • Quan Âm tu viện mở khóa tu thiền Tâm an lạc lần thứ 11 tại thành phố Hồ Chí Minh
  • Vừa qua, vào ngày 7/3, tại chùa An Vinh - Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (P.Hưng Thành, TP.Tuyên Quang) đã diễn ra Hội nghị do BTS GHPGVN tỉnh Tuyên Quang với nội dung bàn về kế hoạch tổ chức Đại lễ Vesak 2019 và An cư kiết hạ.
  • Sáng  qua, ngày 22/2, trong chuỗi hoạt động của GHPGVN hướng đến Vesak 2019 Tam Chúc, tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (Mỹ Khánh, Phong Điền, TP Cần Thơ) đã diễn ra cuộc họp ban tổ chức hội trại Tình người đất Phương Nam sẽ diễn ra tại Thiền viện vào các ngày 30, 31/2/2019.
  • Nhân kỷ niệm ngày giỗ cố Viện chủ chùa Hương, Hòa thượng Thích Viên Thành (20 tháng 4), chúng tôi xin đăng tải lại tiểu sử công hạnh của Ngài để các đệ tử và hàng hậu học được thấm nhuần tấm gương sáng của bậc Kim Cương Thượng sư.
  • Theo đông y, dược liệu Cỏ quan âm Vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận, tráng cân, thanh nhiệt nhuận phế, hoạt huyết chỉ thống, tiêu tích. Còn có tác dụng chỉ huyết, giải độc. Ðồng bào Mèo thường dùng thân rễ (10-20g) sắc uống chữa nhức xương. Ở Thiểm Tây (Trung Quốc) Cỏ quan âm dùng trị: Di tinh; gân cốt đau nhức, ho lao phổi, thổ huyết; viêm thận mạn tính; trẻ em cam tích, gãy xương.
  • Có một “mái ấm” đang chở che cho những mảnh đời bất hạnh như trẻ mồ côi, bại não, trẻ tự kỷ và người bị bệnh tâm thần… đó là chùa Long Phước Điền (ấp Tập Phước, xã Long Phước, H.Long Thành, Đồng Nai).
  • Quan Âm Bồ Tát là nam hay nữ? Có lẽ nhiều Phật tử và chúng sinh hướng Phật đều gặp khó khi trả lời câu hỏi này. Để cung cấp thông tin khách quan, tổng hợp cho quý độc giả, Lichngaytot.com xin đưa ra một vài dẫn chứng từ kinh sách nhà Phật.
  • (MangYTe) - Trong lịch sử Việt Nam không hiếm những câu chuyện, giai thoại kỳ lạ được gắn hoặc có liên quan đến Quan Âm bồ tát, trong đó không thể không nhắc đến điều trùng hợp thú vị về ba vị vua đầu triều Lý đều có giấc mơ thấy vị Bồ tát này.
  • Bức tượng đặc biệt không chỉ ở chất liệu, hình khối, sự tinh xảo, nghệ thuật mà còn đến từ số phận, ý nghĩa văn hóa, tâm linh mà cổ vật quý mang trên mình.
  • (MangYTe) - Theo truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian, để giáo hóa chúng sinh, Bồ Tát từng hóa thân thành người phụ nữ rao bán một bảo kính kỳ lạ. Câu chuyện này được cho là nói về nguồn gốc của bức tượng Quan Âm ba mặt hay còn gọi Tam Diện Quan Âm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY