Tâm linh hôm nay

Thông tư của Trung ương Giáo hội hướng dẫn việc sinh hoạt của Tăng Ni

TƯGH vừa ra Thông tư số 206 /2020/TT-HĐTS của Hội đồng Trị sự Hướng dẫn việc sinh hoạt của Tăng Ni, gởi đến Ban Thường trực Ban Trị sự, Ban Tăng sự GHPGVN các tỉnh, thành phố.

Về việc Tấn phong Giáo phẩm tại Hội nghị thường niên kỳ 5 khóa VIII GHPGVN

Căn cứ điều 57, 58, 59 chương x hiến chương giáo hội phật giáo việt nam sửa đổi lần thứ vi; căn cứ nghị quyết số 04/nq-btstw ngày 24/7/2020 của hội nghị tăng sự toàn quốc năm 2020.

Ban thường trực hội đồng trị sự ghpgvn ban hành thông tư hướng dẫn việc sinh hoạt của tăng ni. mục đích đảm bảo quyền và nghĩa vụ của tăng ni trong tu học, hành đạo, sinh hoạt theo đúng chính pháp, giới luật, truyền thống phật giáo việt nam, hiến chương ghpgvn, nội quy ban tăng sự trung ương và pháp luật nhà nước.

A. Sử dụng không gian mạng của Tăng Ni

1. Giải thích từ ngữ:

a) Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian;

b) Dịch vụ trực tuyến bao gồm trung tâm điều hành điện tử của Giáo hội, các trang thông tin điện tử, diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội, blog …;

2. quyền của tăng ni sử dụng không gian mạng:

A) tăng ni được quyền sử dụng không gian mạng để nâng cao kiến thức, tu học, nghiên cứu, tương tác, chia sẻ thông tin, phát huy tính mẫu mực đạo đức, lối sống của người xuất gia với các pháp lữ và tín đồ, cư sĩ phật tử;

b) Sử dụng không gian mạng phải theo đúng quy định Luật an ninh mạng (Luật số 24/2018/QH14).

C) tăng ni có nhu cầu chia sẻ, tương tác thì sử dụng trang thông tin điện tử (website) chính thống của ban trị sự tỉnh, mạng xã hội butta, phật sự online của ghpgvn và các website của ban, viện trung ương giáo hội là những công cụ chính để tăng ni có nhu cầu chia sẻ, tương tác.

D) tăng ni được quyền sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân nhưng phải chịu trách nhiệm về các thông tin đăng tải, chia sẻ, tương tác trên không gian mạng theo quy định của luật an ninh mạng, quy định của giáo hội và thông tư này.

3. nghĩa vụ của tăng ni sử dụng không gian mạng:

Tăng Ni sử dụng không gian mạng không được thực hiện các hành vi:

a) Phê phán pháp môn khác, không tạo mâu thuẫn trong truyền thống tu học của Phật giáo Việt Nam;

b) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu Cách mạng Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, xúc phạm niềm tin tôn giáo, phân biệt chủng tộc;

c) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, cộng đồng Tăng Ni, tín đồ, cư sĩ Phật tử, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài Giáo hội;

d) Thông tin trên không gian mạng có nội dung mang tính bịa đặt, vu khống, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài Giáo hội;

E) xuyên tạc lịch sử phật giáo việt nam và tổ chức ghpgvn, làm ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ phật giáo, uy tín của giáo hội, gây phương hại đến lợi ích của giáo hội và dân tộc;

f) Mọi hành vi tuyên truyền, kích động, xúi giục, lôi kéo, tụ tập đông người xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài Giáo hội;

G) không được đăng tải lên không gian mạng các hành vi vi phạm của trụ trì tự viện, tăng ni chưa được các cấp giáo hội xử lý;

h) Chia sẻ cảm xúc và hình ảnh cá nhân, tương tác và các hành vi khác không phù hợp với Giáo pháp, Giới luật Phật chế, hình ảnh thanh tịnh của tu sĩ Phật giáo Việt Nam.

4. Biện pháp chế tài:

a) Lần thứ nhất: Ban Trị sự tỉnh nhắc nhỡ, khiển trách, yêu cầu sám hối;

b) Lần thứ hai: Ban Trị sự tỉnh tiếp tục nhắc nhỡ, cảnh cáo và yêu cầu sám hối;

c) Lần thứ ba: Tiếp tục vi phạm, Ban Trị sự tỉnh báo cáo Hội đồng Trị sự để tẩn xuất khỏi GHPGVN. Nếu là trụ trì Tự viện thì Ban Trị sự cấp tỉnh đình chỉ chức vụ trụ trì 06 tháng để sám hối, tiếp tục vi phạm báo cáo Hội đồng Trị sự để cách chức trụ trì, trao đổi với sơn môn, hệ phái liên hệ bổ nhiệm trụ trì khác thay thế.

B. Tăng Ni tham gia các tổ chức trong và ngoài nước

1. tăng ni được quyền tham gia các tổ chức trong nước: cơ quan dân cử, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, các hội và hiệp hội được giáo hội các cấp từ trung ương đến địa phương giới thiệu.

2. tăng ni được quyền tham gia các tổ chức của liên hợp quốc và các tổ chức nước ngoài khác được nhà nước chxhcnvn cho phép hoạt động trên lãnh thổ việt nam phải được ban thường trực hội đồng trị sự, ban trị sự tỉnh giới thiệu. 

3. cá nhân tăng ni tham gia các tổ chức trong nước cũng như các tổ chức khác của nước ngoài chưa được nhà nước chxhcnvn cho phép hoạt động trên lãnh thổ việt nam, làm ảnh hưởng đến lợi ích của giáo hội và tổ quốc. tùy mức độ và hành vi làm ảnh hưởng đến giáo hội và tổ quốc, được chế tài:

a) Lần thứ nhất: Ban Trị sự tỉnh tuyên truyền, vận động;

b) Lần thứ hai: Ban Trị sự tỉnh tiếp tục tuyên truyền, vận động;

C) lần thứ ba: cá nhân tăng ni tiếp tục vi phạm, ban trị sự tỉnh báo cáo hội đồng trị sự để xử lý theo giới luật, hiến chương ghpgvn. cá nhân tăng ni phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. nếu là trụ trì tự viện, hội đồng trị sự sẽ xử lý theo giới luật, hiến chương giáo hội, nội quy ban tăng sự trung ương ghpgvn.

C. Tổ chức thực hiện

1. trụ trì tự viện, tăng ni khi thực hiện các hoạt động phật sự, tu học, sinh hoạt, hành đạo phải thực hiện đầy đủ các quy định của hiến chương ghpgvn, nội quy ban tăng sự trung ương, pháp luật nhà nước và thông tư này.

2. Các hành vi vi phạm, tùy mức độ vi phạm sẽ xử lý theo Giáo luật, Hiến chương GHPGVN, Nội quy Ban Tăng sự Trung ương.

3. các trường hợp cá biệt khác, sau khi nhận được báo cáo của ban trị sự tỉnh, ban thường trực hội đồng trị sự sẽ có hướng dẫn và chỉ đạo giải quyết.

Trên tinh thần trí tuệ – kỷ cương – hội nhập – phát triển, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của phật giáo việt nam và tổ chức ghpgvn, ban thường trực hội đồng trị sự yêu cầu quý ban trị sự, ban tăng sự ghpgvn tỉnh, thành phố thực hiện việc quản lý tự viện, tăng ni theo quy định của giới luật, hiến chương ghpgvn, nội quy ban tăng sự trung ương, pháp luật nhà nước và thông tư này.

Thông tư trên do HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN ấn ký, có hiệu lực từ ngày 19-9-2020.

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/thong-tu-cua-trung-uong-giao-hoi-huong-dan-viec-sinh-hoat-cua-tang-ni-d43797.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là bệnh hay gặp, nhất là ở người cao tuổi, nữ mắc nhiều hơn nam. Đây là nguyên nhân hàng đầu trong nhóm bệnh lý khớp viêm gây tàn phế, mất khả năng vận động và tăng nguy cơ Tu vong ở người cao tuổi.
  • Người cao tuổi (NCT) dễ mắc các bệnh mạn tính và các bệnh nhiễm trùng bởi vì sức đề kháng dần dần giảm đi theo năm tháng. Muốn có sức khỏe càng ngày càng ổn định, NCT cần có một lối sống và sinh hoạt hợp lý cả về vật chất lẫn tinh thần.
  • Sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng của bệnh tật, sự suy yếu của các chức năng cơ thể. Khả năng nhìn- nghe kém, gân cốt suy nhược khiến bước đi không vững; phản ứng chậm, dễ bị ngã; trí nhớ kém khiến dễ uống nhầm Thu*c hoặc nhầm liều lượng,...
  • Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ) vừa giới thiệu một số hướng dẫn về khám bệnh theo giới tính và độ tuổi, trong đó đặc biệt chú ý đến 9 loại bệnh thường gặp sau đây.
  • Theo quan niệm của cổ nhân, trong cơ thể con người thận và can là hai tạng có vai trò hết sức quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với nhau.
  • Cháu 15 tuổi, mới có kinh nguyệt vài tháng nay.
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY