Nhân tướng học hôm nay

Nhân tướng học

Nơi tìm về của những mảnh đời bất hạnh

Có một “mái ấm” đang chở che cho những mảnh đời bất hạnh như trẻ mồ côi, bại não, trẻ tự kỷ và người bị bệnh tâm thần… đó là chùa Long Phước Điền (ấp Tập Phước, xã Long Phước, H.Long Thành, Đồng Nai).
SC.TN Ngọc Lạc và các em nhỏ tại chùa Long Phước Điền - Ảnh: Thiện Huy

Khởi nguồn từ một nhân duyên

Được thành lập từ năm 1985, là một cơ sở trực thuộc Quan Âm tu viện (TP.Biên Hòa), nơi hiện đang cưu mang và chăm sóc 40 người bất hạnh, trong đó có trẻ mồ côi, bại não, trẻ tự kỷ và người bị bệnh tâm thần. Nhớ lại thời gian đã qua, SC.TN Ngọc Lạc cho biết, năm 19 tuổi Sư cô đã vào tu tại chùa Long Phước Điền.

Đến năm 26 tuổi, trong một lần dậy sớm quét rác, Sư cô nghe thấy tiếng trẻ con khóc ngoài cổng chùa nên vội vàng đem vào chăm sóc. “Đó là một bé trai khoảng 3 tháng tuổi, cháu rất kháu khỉnh và khôi ngô. Một tháng sau, tôi vẫn không thấy bố mẹ quay lại tìm con nên tôi nhận nuôi cháu từ đó”, Sư cô nhớ lại nhân duyên “gặp” và tiếp nhận cháu bé đầu tiên.

Có lẽ từ nhân duyên đó, nhiều trẻ sơ sinh, có cháu bị khuyết tật, bại não cũng được cha mẹ mang đến bỏ trước cổng tịnh thất rồi lặng lẽ bỏ đi, không một lời gửi gắm. Nhiều đứa trẻ khi đến được đây thì đã bị cuộc đời đưa đẩy, vùi dập nên các cháu luôn mang tâm lý né tránh vì tủi thân. Một số cháu khi đến chùa còn bị stress cả tháng, cứ thấy người lạ tới là co rúm lại, chỉ im lặng, co ro trong bóng tối.

Để chăm sóc các cháu, Sư cô phải hiểu tâm lý của từng cháu một, rồi phải có cách chăm sóc đặc biệt hơn để các cháu tự tin và thích nghi với môi trường ở chùa. Từ khi cưu mang nuôi nấng các em nhỏ, SC.TN Ngọc Lạc phải luôn thức khuya dậy sớm để chăm lo từng miếng ăn giấc ngủ cho các em.

Riêng trường hợp đối với những em bị bại não nằm một chỗ, một mình Sư cô chăm sóc và vệ sinh cá nhân cho từng cháu một. Các em ở “mái ấm” thuộc nhiều độ tuổi khác nhau nên việc chăm sóc rất khó khăn, nhất là những em bị bệnh tâm thần, thường xuyên la hét và ốm đau.

Cho dù hoàn cảnh không thuận lợi nhưng các cháu ở đây vẫn được nuôi dạy trong tình yêu thương và sự chở che như tình thân của người mẹ, đó là SC.TN Ngọc Lạc. Điều làm sư cô vui và hạnh phúc nhất là được chứng kiến nhiều “trẻ nhỏ” xuất thân từ ngôi chùa này đã trưởng thành, được học tập với trình độ thạc sĩ, cử nhân và còn nhiều người vẫn đang trên còn đường hoàn thiện tri thức thế học của mình.

Một số vị đủ nhân duyên xuất gia và được đào tạo tại các trường Phật học như ĐĐ.Thích Thiện Huy, thủ khoa ngành Công tác xã hội khóa X tại Học viện PGVN tại TP.HCM và đang theo học chương trình sau đại học của Học viện. Hiện nay, ĐĐ.Thiện Huy cũng đang phụ giúp SC.TN Ngọc Lạc chăm sóc và dạy dỗ các em nhỏ tại chùa Long Phước Điền này.

Mong ước các em có điều kiện sống tốt hơn

Với mục đích hỗ trợ, giúp đỡ các em nhỏ mồ côi, khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh, chia sẻ những gánh nặng và nỗi đau của xã hội, SC.TN Ngọc Lạc đã âm thầm dấn thân, là chỗ dựa về tinh thần lẫn vật chất cho tương lai của những trẻ em đáng thương, người kém may mắn.

Khi được hỏi những khó khăn và thuận lợi ở nơi này, SC.TN Ngọc Lạc xúc động nói, tuy những đứa trẻ này không do tôi đứt ruột đẻ ra, nhưng tôi vẫn mong muốn chúng có một cuộc sống hạnh phúc và ấm no như những đứa trẻ khác, so với những người cùng trang lứa các con đã thiệt thòi nhiều rồi. Nhưng hiện khả năng của chùa vẫn còn hạn hẹp, kinh tế tự túc là chính, nhờ vào 1 mẫu điều, 1 mẫu tràm và 2 mẫu ruộng cũng chẳng đến đâu nên chùa vẫn chưa chu toàn cho các cháu những điều kiện tốt nhất.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực để phục vụ và nuôi dạy các cháu và dịch vụ y tế vẫn là điều đáng quan tâm, khi hầu hết các cháu có sức khỏe không tốt, dị tật bẩm sinh, bại não và đặc biệt những bệnh nhân tâm thần, cũng là điều SC.TN Ngọc Lạc luôn trăn trở. Các em ở đây vẫn cần sự quan tâm của cả cộng đồng.

Quảng Hậu. Báo giác ngộ

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/noi-tim-ve-cua-nhung-manh-doi-bat-hanh)

Tin cùng nội dung

  • Các triệu chứng của bệnh tự kỷ không phải lúc nào cũng được biểu hiện một cách rõ ràng, vì vậy cha mẹ có thể bỏ lỡ một dấu hiệu nào đó mà không biết.
  • Con trai tôi học lớp 3 bị tự kỷ - aspagor hang động - đang khám và điều trị ngoại trú theo đơn bác sĩ.
  • Nghiên cứu cho thấy trẻ mắc chứng tự kỷ có những đặc điểm khuôn mặt khác biệt so với các trẻ không mắc chứng bệnh này...
  • Hiện nay, một số tổ chức xem tự kỷ như một cách sống hơn là bệnh nên không cần chữa, một số khác thì tìm cách chữa lành chứng bệnh này.
  • Việc dạy dỗ, giáo dục một đứa con tự kỷ trở thành nỗi quan tâm, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Cháu ngoại tôi ở quê chẳng may bị sốt cao, cấp cứu không kịp nên ảnh hưởng tới não, Bác sĩ nói nó bị bại não rồi. Tôi muốn kêu vợ chồng con gái tôi vào Sài Gòn sinh sống, và đem cháu đến bệnh viện ở đây điều trị, hi vọng là còn nước còn tát. Nhờ mangyte.vn hướng dẫn giúp, chúng tôi nên đưa cháu đến đâu điều trị? Chân thành cảm ơn! (Nguyễn Thị Năm - TPHCM)
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Bại não là một rối loạn về vận động, trương lực cơ hoặc tư thế, nguyên nhân do tổn thương bộ não đang phát triển chưa trưởng thành, hầu hết xảy ra trước sinh.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY