Khoa học hôm nay

Phát hiện loài ếch biến hình dị thường

Khi đối mặt với nguy cơ bị những con thú săn mồi háu đói xơi tái, khả năng hòa trộn vào môi trường không để lại dấu vết vô cùng quan trọng đối với sự sinh tồn của động vật. Các nhà khoa học vừa phát hiện một loài ếch sở hữu khả năng đặc biệt này, có thể biến đổi kết cấu da nhằm mô phỏng bề mặt chúng đang ngồi bám trên đó.

Loài ếch này có thể biến đổi kết cấu da nhằm mô phỏng bề mặt chúng đang ngồi bám trên đó.

Điều thú vị là, khả năng biến hình da đặc biệt trên dường như chưa từng được ghi nhận trước đó ở các động vật lưỡng cư. tuy nhiên, không lâu sau khi loài ếch sở hữu tài năng này được phát hiện, các đồng nghiệp của nhóm khám phá nhận thấy rằng, một loài họ hàng gần gũi của chúng, đã được khoa học biết đến, cũng có khả năng đáng kinh ngạc ấy.

Theo tạp chí zoological journal of the linnean society, hai nhà nghiên cứu katherine và tim krynak đã phát hiện ra loài ếch biến hình da trong lúc họ thám hiểm một khu bảo tồn thiên nhiên ở khi rừng mưa nhiệt đới có mây bao phủ ở phía tây dãy andes, ecuador vào năm 2009.

Họ đã bắt được một cá thể ếch có gai lạ, ngồi chễm chệ trên một chiếc lá rêu trong rừng và đem về chụp hình. nhưng khi đặt con ếch bé nhỏ, có kích thước cơ thể tương đương viên bi, lên một khăn trải trơn nhẵn để chụp hình, hai nhà nghiên cứu kinh ngạc thấy da của sinh vật hoàn toàn trơn nhẵn.

Để xác thực xem mình đã bắt đúng con vật lạ hay không, họ đặt nó vào một chiếc cốc chứa đầy rêu. kỳ lạ thay, con ếch nhanh chóng khôi phục diện mạo đầy gai như nhóm nghiên cứu nhìn thấy ban đầu. và nếu đặt con ếch lên tấm vải trắng trơn, da nó lại biến đổi thành trơn nhẵn một lần nữa.

Nhóm nghiên cứu kết luận, con ếch thực sự có khả năng biến đổi cấu trúc da. theo nhà nghiên cứu katherine krynak, mặc dù sự kết hợp giữa các gai và biến đổi màu da rõ ràng giúp loài ếch trộn lẫn vào bối cảnh rêu mốc, nhưng liệu khả năng biến đổi cấu trúc da có thực sự giúp chúng lẩn trốn kẻ thù ăn thịt hay không hiện vẫn chưa rõ ở giai đoạn này.

Các đồng nghiệp của katherine và tim krynak tại trường đại học công nghệ indoamérica (ecuador) sau đó đã dành vài năm tiếp theo để mô tả chi tiết về loài ếch lạ. họ nhận thấy, chúng có thể biến đổi kết cấu da trong khoảng 3 phút. các phân tích hình thái học và di truyền cũng hé lộ, đây là một loài mới với khoa học. loài ếch mới về sau được đặt tên là pristimantis mutabilis.

Nghiên cứu thêm đã giúp các chuyên gia phát hiện, một loài họ hàng của ếch pristimantis mutabilis là ếch pristimantis sobetes cũng sở hữu tài biến hình da tương tự. điều này làm dấy lên khả năng là, các loài ếch khác thuộc chi pristimantis (một nhóm lớn gồm hơn 470 loài ếch) cũng có tài biến hình da như vậy.

Các chuyên gia hiện muốn tiếp tục nghiên cứu của họ theo hướng mô tả kỹ lưỡng hơn về 2 loài ếch và tìm hiểu xem liệu chúng tiến hóa đặc tính này một cách độc lập hay thừa hưởng nó từ một tổ tiên chung.

1

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/phat-hien-loai-ech-bien-hinh-di-thuong-227624.html

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/phat-hien-loai-ech-bien-hinh-di-thuong/20210204082505330)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY