Nghiên cứu mới từ đại học cambridge (anh) cho thấy trên các vùng núi cao, thời gian như quay nhanh hơn đối với nhiều loài chim và động vật có vú: chúng đã tiến hóa với một tốc độ đáng kinh ngạc.
Vẹt kea, một sinh vật mới được tiến hóa - ảnh: national geographic
Công trình tập trung vào vẹt kea ở các vùng núi cao new zealand và cừu bighorn ở dãy núi rocky, những loài mới xuất hiện sau một quá trình tiến hóa nhanh và ngoạn mục từ các loài cũ.
Tiến sĩ Andrew Termanentzap, tác giả cấp cao của nghiên cứu cho biết thường các đỉnh núi có nhiều loài độc đáo hơn mà người ta không thể tìm thấy ở những nơi khác. "Trong khi trước đây việc hình thành các loài mới được cho là do khí hậu thúc đẩy, chúng tôi nhận thấy rằng sự thay đổi độ cao có ảnh hưởng lớn hơn ở quy mô toàn cầu" – ông nói trên Daily Mail.
Hệ sinh thái thay đổi theo độ cao thúc đẩy sự tiến hóa - ảnh: đại học cambridge
Nói cách khác, chính quá trình địa chất phức tạp của trái đất – liên tục tạo nên những vùng cao mới – đã đóng góp lớn vào sự tiến hóa của giới sinh vật trên hành tinh.
Theo các tác giả, có 2 yếu tố khiến việc đất đai nhô cao lên thúc đẩy tiến hóa. đầu tiên là tạo ra môi trường sống mới kích thích các loài khác nhau biến đổi và thích nghi, thường là nhiệt độ giảm và độ phức tạp của môi trường sẽ tăng lên. thứ hai, đất đai trồi lên khiến 2 quần thể của 1 loài bị tách biệt, không thể giao phối với nhau và bắt đầu tiến hóa theo những hướng hoàn toàn khác nhau.
Công trình một lần nữa cho thấy tuy sự ổn định của hành tinh đã giúp nuôi dưỡng sự sống qua nhiều thế hệ, nhưng chính những thay đổi khắc nghiệt, những thảm họa, mới là những cú hích tiến hóa ngoạn mục, đóng vai trò lớn trong sự phát triển của giới sinh vật, bao gồm loài người chúng ta.
Theo Thu Anh/Người lao động
Link bài gốc Lấy link
https://nld.com.vn/khoa-hoc/phat-hien-noi-thoi-gian-quay-nhanh-cua-trai-dat-20210906080404158.htmTheo Thu Anh/Người lao động