Xác con mực khổng lồ này vẫn còn nguyên vẹn các bộ phân với cơ thể hình nón và xúc tu dài. miệng của con mực này nằm ở vị trí các xúc tu chụm lại, kèm theo đó là mắt trông rất lớn.
Ngay sau đó, thông báo đã được gửi cho bảo tàng Iziko Nam Phi, bảo tàng này đã nhanh chóng đưa xác con mực này về bảo quản.
Wayne florence, phụ trách động vật biển không xương sống tại bảo tàng nam phi chia sẻ rằng: “việc nhìn thấy nó trực tiếp thật đáng kinh ngạc. có rất nhiều người dân quan tâm và bất ngờ khi thấy mực khổng lồ thực sự tồn tại”.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân con mực khổng lồ này thiệt mạng, nguyên sẽ được xác định sau khi con mực này được nghiên cứu qua việc giải phẫu.
Wayne Florence cũng cho biết: “Tình trạng cơ thể của con mực rất tốt nên chúng tôi có thể loại bỏ một số nguyên nhân Ch?t của nó, ví dụ như bị thương do lưới".
Hiện nay, xác con mực khổng lồ đã được bảo quản ở tủ đông lạnh, nó đã được lấy mẫu mô để phân tích adn, cụ thể xác mực sẽ được bảo quản bằng ethanol để có thời gian lưu trữ được dài hơn.
Mực khổng lồ (architeuthidae) thường có chiều dài lên tới 13m và hiếm khi được nhìn thấy, vào năm, các nhà khoa học đã may mắn lần đầu tiên chụp ảnh mực khổng lồ đang bơi, sau đó vào năm 2006 cũng may mắn có quay được phim về nó.
Mực khổng lồ cũng là nguồn cảm hứng để người xưa tạo nên hình tượng thủy quái kraken ở biển trong các câu chuyện thần thoại bắc âu.