Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Phát thải toàn cầu bắt đầu giảm vào năm 2030 (Bài 1)

(PetroTimes) - Tổ chức Các nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm (PRI) do Liên Hợp Quốc hỗ trợ vừa công bố một dự báo mới về chính sách khí hậu tăng cường trước năm 2025. Trong đó đưa ra quan điểm mới về giảm phát thải toàn cầu, giới hạn thời gian thực thi các chính sách khí hậu và cách thức thực hiện các cam kết giảm phát thải toàn cầu.

Dự báo của PRI chỉ ra rằng để đạt được mục tiêu đặt ra trong Thỏa thuận Paris nhằm kiềm chế sự nóng lên của trái đất ở mức dưới 2 độ C là có thể thực hiện được nếu các nhà hoạch định chính sách xây dựng các kế hoạch phi carbon hóa quốc gia hiện tại với hành động chính sách quan trọng và thực tế.

PRI cho rằng phát thải toàn cầu đã đạt đỉnh vào giữ năm 2020.

Chương trình ứng phó chính sách không thể thay đổi (ipr) trong thời gian trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (cop 26), nhấn mạnh các hành động toàn cầu để chống lại biến đổi khí hậu vẫn chưa đủ. nhưng kịch bản chính sách dự báo toàn cầu của ipr (fps) mới - đưa ra dự báo đáng tin cậy về các động thái chính sách có khả năng xảy ra và đánh giá tác động đối với nền kinh tế thực - cho thấy rằng việc thực thi chính sách khí hậu có thể sẽ tăng tốc đáng kể vào năm 2025.

Dựa trên dự báo mang tính ảnh hưởng cao năm 2019, một dự báo đã giúp thiết lập lại cách các nhà đầu tư tiếp cận cơ hội và rủi ro đối với chính sách khí hậu, bản cập nhật FPS năm nay bao gồm 21 nền kinh tế lớn ở cấp độ chi tiết và cho thấy tổng lượng khí thải CO2 giảm 80% vào năm 2050, tạo ra một trong hai cơ hội giữ nhiệt độ toàn cầu ấm lên ở mức dưới 2 độ C (1,8 độ).

Việc giảm phát thải được thúc đẩy bởi việc thực thi các chính sách mạnh mẽ trong thập kỷ này đối với hệ thống năng lượng và quan trọng là thực phẩm và đất đai: phát thải ngành năng lượng giảm 75%, từ khoảng 34 gt (gigatonne) co2 vào năm 2020 xuống còn khoảng 9 gt co2 vào năm 2050; phát thải trong lĩnh vực đất đai giảm 125%, từ khoảng 6 gt co2 vào năm 2020 xuống còn khoảng -1 gt co2 mỗi năm vào năm 2050, khiến đất đai trở thành một bể chứa co2 ròng.

Nhưng trong đó sẽ có một độ trễ về thời gian trước khi các hiệu ứng đầy đủ được thực hiện. lượng phát thải co2 tuyệt đối được dự báo sẽ giảm nhẹ đến năm 2030, phù hợp với cam kết đóng góp do quốc gia tự xác định (ndc) hiện tại của các quốc gia, trái ngược với thập kỷ trước khi lượng phát thải tăng 16%.

Theo ông ashley schulten - trưởng bộ phận đầu tư quản trị môi trường, xã hội và doanh nghiệp (esg), thu nhập cố định toàn cầu, quỹ blackrock: “blackrock tin rằng rủi ro khí hậu là rủi ro đầu tư và việc đánh giá rủi ro khí hậu trên con đường dẫn đến phát thải ròng bằng không đòi hỏi các kịch bản đáng tin cậy, các kịch bản này không chỉ phác thảo những gì có khả năng xảy ra mà còn chỉ ra những gì có thể xảy ra. các dự báo chính sách chi tiết trong báo cáo của pri giúp thị trường hình thành khái niệm về những thay đổi quan trọng có thể xảy ra trong hệ thống năng lượng và đất đai trên toàn thế giới nếu có sự tăng tốc thực thi các chính sách khí hậu mà các quốc gia đã cam kết”.

Dự báo của pri nhấn mạnh, phát thải toàn cầu đạt đỉnh vào giữa những năm 2020 và sau đó sẽ suy giảm vào năm 2030, khi việc thực thi chính sách sau năm 2025 có hiệu lực và các công nghệ hóa thạch được thay thế bằng các giải pháp thay thế sạch bắt đầu chiếm ưu thế.

Dự báo chính sách mới do Tổ chức Các nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm (PRI) ủy quyền cho thấy việc tăng tốc thực thi chính sách nhanh chóng vào trước năm 2025 sẽ giúp thực hiện được mục tiêu Thỏa thuận Paris dưới 2 độ C.

Tùng Dương

Nhật tái khởi động nhà máy điện hạt nhân để cắt giảm phát thải
G20 cần phải “điều chỉnh lối sống” giúp trái đất giảm nhiệt
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/bai-1-phat-thai-toan-cau-bat-dau-giam-vao-nam-2030-629976.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY