Bạn nên biết hôm nay

Phòng ngừa cảm lạnh thế nào?

Em 29 tuổi, từ khi sinh em bé (bé đã 15 tháng) đến nay em hay bị cảm lạnh.
Xin hỏi bác sĩ vì sao như vậy? phòng ngừa cách nào?

Trịnh Thị Tuyết (trinhtuyet@gmail.com)

Các triệu chứng điển hình ban đầu của cảm lạnh thông thường là ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi và đau họng, đôi khi kèm theo đau cơ, mệt mỏi, đau đầu và mất cảm giác ngon miệng. Nếu ho và sốt ở người lớn xảy ra thì khả năng mắc cúm cao hơn, lưu ý giữa cảm lạnh thông thường và cúm khó phân biệt giữa các triệu chứng. Cảm cúm cũng có triệu chứng tương tự: bắt đầu bị cảm, hiện tượng tuyến nước bọt bị khô gây cảm giác đau ngứa. Sau đó thấy mũi lạnh, hắt hơi, chảy nước mũi liên tục. Một hai ngày sau sẽ thấy đau đầu, toàn thân mệt mỏi, khó thở, ho, khản tiếng, tức ngực, đi tiểu ít, đờm, nước mũi nhiều có thể lỏng hoặc đặc. Bệnh thường kéo dài khoảng 1 tuần. Để điều trị cảm lạnh, hiện tại không có loại Thu*c nào có thể làm giảm thời gian bị nhiễm bệnh. Việc điều trị chỉ làm giảm các triệu chứng bệnh. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi nhiều hơn và uống nhiều nước (nước quả tươi càng tốt). Súc miệng bằng nước muối là các phương pháp đơn giản, hiệu quả. Ngoài ra các loại Thu*c tra giúp thông mũi cũng khá hiệu quả trong điều trị cảm lạnh. Trường hợp của em có lẽ sau sinh thiếu ngủ,̀ không được nghỉ ngơi và dinh dưỡng không đủ nên dẫn đến cơ thể suy nhược, giảm sức đề kháng do đó dễ mắc bệnh. Để phòng ngừa, em nên giữ ấm cổ, đi đường nên đeo khẩu trang để tránh gió và bụi; khi tắm cần có đèn sưởi, tắm xong không ra gió, nếu thấy lạnh người nên uống nước trà gừng hoặc xoa dấu gió vào gan bàn chân, cổ và huyệt phong trì; đi đường nên đeo khẩu trang.

BS. Vũ Hồng Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/phong-ngua-cam-lanh-the-nao-n139552.html)

Chủ đề liên quan:

cảm lạnh phòng ngừa cảm lạnh

Tin cùng nội dung

  • Gừng được sử dụng từ hàng ngàn năm như một phương Thu*c cho nhiều bệnh khác nhau
  • Mùa Đông đã đến, mang theo mầm mống của bệnh cảm lạnh. Vì vậy, bạn nên ăn thường xuyên những món dưới đây để phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này nhé!
  • Thời tiết ẩm ương của mùa đông miền bắc rất dễ khiến người lớn, trẻ nhỏ bị viêm họng và ho. Hãy tham khảo các cách chữa ho dân gian dễ làm dưới đây nhé.
  • Một nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy, dùng vitamin hằng ngày làm giảm tới một nửa nguy cơ bị cảm lạnh và các bệnh thông thường khác.
  • Cảm lạnh là bệnh thường gặp do thay đổi thời tiết khi nóng - lạnh đột ngột.
  • Có nhiều điểm chung về triệu chứng nên nhiều người bay bị nhầm lẫn cảm lạnh và viêm mũi dị ứng. Thế nhưng hai bệnh này lại khác về bản chất và do đó, phương pháp điều trị cũng khác nhau.
  • Với một số mẹo đơn giản sau đây, bạn có thể tham khảo để phòng tránh bệnh cảm lạnh và cảm cúm một cách hiệu quả:
  • Cạo gió là phương pháp chữa bệnh cảm lạnh trong dân gian đã có từ lâu đời. Khi có bệnh người ta thấy thân thể mệt mỏi rã rời nếu được cạo gió sẽ thấy tinh thần sảng khoái và dễ chịu khác thường
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY