Bạn nên biết hôm nay

Phòng viêm họng, cúm khi trời trở lạnh

Tôi bị đau họng, vướng họng khi nuốt, sổ mũi, khàn tiếng rất khó chịu. Tôi đang ở cùng gia đình và có con nhỏ. Xin bác sĩ tư vấn cách phòng và điều trị khi mắc bệnh này. (Hoa, 28 tuổi).

Trả lời:

Khi thời tiết chuyển mùa, sức đề kháng của con người giảm là môi trường thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn gây cúm phát triển. triệu chứng phổ biến là đau, vướng họng khi nuốt; sốt, khàn tiếng, ho, sổ mũi do bị kích ứng ở đường hô hấp trên.

Để phòng viêm họng, giữ ấm là điều quan trọng nhất, đặc biệt là trẻ sơ sinh, bé dưới 12 tháng hoặc mắc bệnh lý mạn tính. Khi ra đường, bé cần mặc ấm, choàng khăn, đeo khăn tay, tất để, tránh mặc quá dày, quá nhiều lớp khiến trẻ toát nhiều mồ hôi dẫn đến giảm thân nhiệt hoặc khó thở. Không nên dùng tinh dầu thoa lên da trẻ để phòng bệnh hô hấp do làn da trẻ rất nhạy cảm, có thể bị rộp, kích ứng, dị ứng. Tuyệt đối không đốt lửa, sưởi ấm cho trẻ bằng than tổ ong dẫn đến ngạt khí CO, thậm chí T* vong.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, đủ chất bao gồm các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, giàu protein, chất béo từ các loại hạt, đậu, trứng, cá, thịt lợn nạc, thịt gà, thịt bò, sữa ít chất béo, rau quả tươi... Uống đủ nước, hạn chế chất kích thích như Thu*c lá, rượu bia, đồ ăn cay nóng.

Tăng cường vận động, tập thể dục để tăng cường sức đề kháng và trao đổi chất, phòng tránh bệnh tật. Nên tập ngoài trời nơi có nắng và mái che. Hạn chế tập sáng sớm dễ dẫn đến đột quỵ ở người cao tuổi, có bệnh nền.

Khi đi đường, nên đeo khẩu trang, giữ ấm vùng cổ họng vào mùa đông. đối với trẻ nhỏ cần tiêm ngừa vaccine phòng cúm đầy đủ. nếu có các triệu chứng co giật, ngủ li bì, nôn ói, lơ ăn, sốt cao trên ba ngày nên đưa đến viện.

Trường hợp đã mắc bệnh, bạn nên uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối S*nh l*, ngậm Thu*c để giảm đau và ngứa họng. Có thể tham khảo các bài Thu*c từ thiên nhiên như mật ong, cam thảo để giảm dần triệu chứng viêm họng. Tuân thủ khuyến cáo của bác sĩ, không tự ý uống Thu*c dẫn đến kháng Thu*c và tác dụng phụ. Nếu tuân thủ đầy đủ, bệnh có thể tự khỏi sau ba đến năm ngày.

Bác sĩ Cao Minh ThànhTrưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/phong-viem-hong-cum-khi-troi-tro-lanh-4375308.html)

Tin cùng nội dung

  • Súc miệng bằng nước muối loãng, uống chanh nóng pha mật ong hoặc trà thục quỳ, bỏ Thu*c lá… có thể giúp bạn làm dịu cơn đau họng.
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền cho rằng qua lâu thực có vị ngọt, đắng, tính lạnh, quy vào các kinh phế, vị và đại trường.
  • Thời tiết chuyển lạnh vào những ngày cuối thu khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột, trong đó họng và thanh quản là những bộ phận dễ bị bệnh nhất.
  • Viêm họng là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng dễ dàng xuất hiện.
  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY