Ngoại Thận - Tiết niệu hôm nay

Điều trị ngoại khoa theo hướng chuyên sâu với các bệnh lý Thận - Tiết niệu, bao gồm chữa trị các chứng bệnh tiền liệt tuyến (u xơ và ung thư) bằng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua niệu đạo; phẫu thuật khâu treo âm đạo vào u nhô trong điều trị bệnh lý sa sàn chậu ở nữ qua nội soi ổ bụng; phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần, thay thế bàng quang bằng ruột non, ruột già (phẫu thuật Camay). Các bệnh lý thường gặp như: ung thư bàng quang, sỏi hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương thận, chấn thương niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến,...

Phòng viêm tiết niệu ở phụ nữ

Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ là một bệnh thường gặp, nhất là lứa tuổi trưởng thành, đã có quan hệ T*nh d*c. Viêm đường tiết niệu gây nên tình trạng mệt mỏi và khó chịu trong đời sống hàng ngày, ảnh hưởng đến lao động, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị nghiêm túc.
Những nguyên nhân

Đường tiết niệu kéo dài từ thận đến lỗ tiểu và có nhiều nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu, trong đó nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn nam giới, bởi cấu tạo của niệu đạo nữ giới ngắn hơn, lỗ tiểu lại gần với hậu môn dễ bị nhiễm bẩn. Đó là chưa kể phụ nữ trong những ngày kinh nguyệt hoặc thời kỳ mang thai nếu vệ sinh không sạch sẽ rất dễ viêm đường tiết niệu hoặc có thói quen tắm bồn là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh xâm nhập đường tiết niệu. Bên cạnh đó, ở tuổi trưởng thành nếu không vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ T*nh d*c hoặc quan hệ T*nh d*c bừa bãi là một trong những nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu.

Một số trường hợp mắc bệnh sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo) rất dễ dẫn đến viêm đường tiệt niệu. Căn nguyên gây viêm đường tiết niệu chủ yếu do vi khuẩn (chiếm tỉ lệ 70%) hoặc vi nấm. Vi khuẩn thường hay gặp nhất là E.coli, Proteus, Enterobacter, tụ cầu loại gặp nhiều nhất là S. epiermitidis (tụ cầu da), S. saprophyticus (tụ cầu hoại sinh). Đối với vi nấm thường gặp là Candida albicans.

Ngoài ra, có một số yếu tố thuận lợi gây nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ, đó là thói quen uống ít nước làm cho việc đào thải chất cặn bã chậm lại hoặc thói quen nhịn tiểu làm cho nước tiểu ứ đọng kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm tồn tại và phát triển gây bệnh. Một số trượng hợp do đi giày cao gót thường xuyên khiến hông và xương sống bị ảnh hưởng, gây nên tiểu tiện không đều, dễ bị viêm nhiễm đường tiết niệu. Ngoài ra, một số tác giả đề cập đến vai trò di truyền trong viêm đường tiết niệu ở nữ giới, có nghĩa là do gen chỉ huy hoạt động của hệ thống tiết niệu bị lỗi. Hoặc do rối loạn thần kinh thực vật chỉ huy, điều hành hoạt động của bàng quang gây rối loạn tiểu tiện có thể gây nên viêm đường tiết niệu.

Triệu chứng

tiết niệu">viêm tiết niệu ở phụ nữ thường xuất hiện buồn tiểu và rất muốn đi tiểu, có cảm giác đau, tức ở bụng dưới (tương ứng với bàng quang), nhất là lúc đi tiểu. Người bệnh có thể đi tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục, có mùi khai nồng. Các triệu chứng này ngày một nặng thêm. Một số trường hợp có sốt do viêm cấp, nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu ở niệu quản, thận, có thể đau ê ẩm vùng thắt lưng. Nhiều trường hợp xuất hiện tiểu đêm, thậm chí tiểu dầm.

Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ nếu không được phát hiện, chữa trị đúng và người bệnh không thực hiện nghiêm túc do chủ quan, xem thường có thể gây biến chứng viêm đường tiết niệu lan rộng (nhiều bộ phận của đường tiết niệu bị viêm nhiễm), nguy hiểm nhất là gây viêm thận, hậu quả có thể suy thận. Từ viêm đường tiết niệu, vi sinh vật gây bệnh có thể vào máu gây nhiễm trùng huyết.

Để chẩn đoán viêm đường tiết niệu ở phụ nữ, ngoài các triệu chứng lâm sàng, cần làm xét nghiệm nước tiểu để tìm căn nguyên gây bệnh (vi khuẩn, vi nấm). Trên cơ sở nuôi cấy vi khuẩn, phân lập được vi khuẩn, có thể thực hiện kỹ thuật kháng sinh đồ để tìm kháng sinh có tác dụng mạnh nhất đối với vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, cần siêu âm hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang) để phát hiện sự viêm nhiễm và các tác nhân gây cản trở sự lưu thông nước tiểu (sỏi, di dạng, u…). Trong trường hợp cần thiết có thể nội soi (nội soi bàng quang), chụp X-quang, hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT), tốt hơn nữa là chụp cộng hưởng từ (MRI).

Nguyên tắc điều trị

Nguyên tắc điều trị viêm đường tiết niệu là dùng kháng sinh, đủ liều lượng. Nếu xác định được loại vi khuẩn gì và có kết quả của kháng sinh đồ. Bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc, xem xét nên dùng kháng sinh gì là tốt nhất, bởi vì, còn tùy thuộc vào đối tượng bị bệnh (đang mang thai, người có tuổi, thể trạng dị ứng…). Vì vậy, người bệnh không nên ngại đi khám bệnh và không được tự chẩn đoán bệnh cho mình và không tự mua Thu*c kháng sinh để điều trị.

Để phòng bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ, trước tiên cần vệ sinh V*ng k*n sạch sẽ hàng ngày, nhất là thời kỳ hành kinh, mang thai hoặc trước và sau quan hệ T*nh d*c. Khi dùng nước để rửa cần phải dội từ trước ra sau để tránh nhiễm bẩn từ hậu môn và mỗi lần đi đại tiện xong, dùng giấy vệ sinh, cần lau từ trước ra sau. Sau khi quan hệ T*nh d*c nên đi tiểu ngay để nước tiểu đẩy vi khuẩn ra khỏi niệu đạo, tránh viêm ngược dòng. Cần uống đủ lượng nước hàng ngày (khoảng 1,5 - 2,0 lít) bao gồm cả lượng nước có trong rau, canh, hoa quả…

Căn nguyên gây viêm đường tiết niệu chủ yếu do vi khuẩn chiếm tỉ lệ 70%

ThS.BS. BÙI MAI HƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/phong-viem-tiet-nieu-o-phu-nu-n105327.html)

Tin cùng nội dung

  • Hạt mè thường dùng chữa các chứng: tóc bạc sớm, suy nhược sau cơn bệnh, táo bón, ho khan, thiếu sữa sau khi sinh, ung nhọt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
  • “Cái tuổi đuổi xuân đi” là quy luật không ai có thể tránh khỏi. Với người phụ nữ, quá nửa đời vất vả, đến lúc con cái trưởng thành mới được thảnh thơi đôi chút thì lại phải đối mặt với sự lão hóa do tuổi tác.
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, viêm đường tiết niệu nguyên nhân chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt. Người bệnh có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt buốt, bí tiểu, nước tiểu đục, sậm màu,… Xin giới thiệu một số bài Thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh này.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Tại sao phụ nữ luôn lép vế hơn ở chốn công sở dù đã nỗ lực rất nhiều. Có thể bởi phái đẹp vẫn mắc phải những sai lầm phổ biến sau đây.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY